✴️Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ọc sữa, khò khè ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Cùng tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

 

1. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên, không đi xuống dạ dày mà trào ngược trở lại thực quản gây nên tình trạng nôn trớ, khò khè, đau rát tại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi.

 

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Nhận biết sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em giúp cha mẹ chủ động trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ. Dưới đây là những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường gặp:

  • Có biểu hiện đau rõ rệt tại khu vực thực quản và bụng.
  • Quấy khóc liên tục hoặc đột nhiên khóc thét.
  • Thường xuyên cáu kỉnh.
  • Nôn ói thường xuyên đặc biệt là sau khi ăn.
  • Không muốn và không hào hứng với việc bú sữa.
  • Trẻ khóc trong và sau khi cho bú.
  • Không ngủ sâu vào ban ngày và thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
  • Trẻ bị sụt cân hoặc không tăng cân.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi.
  • Nôn kèm máu.
  • Các vấn đề hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, tím tái hoặc ngưng thở.

Nhận biết sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em giúp cha mẹ chủ động trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ

Nhận biết sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em giúp cha mẹ chủ động trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ.

 

3. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

  • Tư thế cho trẻ bú chưa đúng: Mẹ nằm cho trẻ bú khiến trẻ dễ bị ọc sữa ra ngoài.
  • Thức ăn của trẻ (sữa, bột, cháo) là những thức ăn lỏng nên dễ lọt qua cơ thắt thực quản dưới.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định: Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn này, dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Lúc này, cơ thắt 2 đầu dạ dày cũng đóng mở chưa đều nên thức ăn dễ bị trào ngược và lên phần thực quản.
  • Trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân… cũng có khả năng mắc trào ngược dạ dày thực quản cao.

ư thế cho trẻ bú sữa không đúng là một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản

Tư thế cho trẻ bú sữa không đúng là một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

 

4. Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực

Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ cần biết cách chăm sóc để hạn chế việc ọc sữa và làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh. Dưới đây là một số gợi ý trong chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

-Thay đổi tư thế cho trẻ bú: Mẹ nên ngồi, bế trẻ ở tư thế đầu cao hơn dạ dày và cho trẻ bú. Nếu lượng sữa ra nhiều mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp đầu ti lại để điều chỉnh lượng sữa ra cho phù hợp. Cho trẻ bú thành nhiềm cữ trong ngày, mỗi cữ không nên cho trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú xong mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ.

-Không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi mới ăn xong. Mẹ nên bế trẻ trên tay 15-20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

-Lưu ý không cho trẻ mặc quần áo chật khi bú mẹ, khi ăn vì sẽ gây khó chịu và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

-Làm đặc thức ăn của trẻ tùy theo độ tuổi của trẻ. Làm đặc thức ăn có tác dụng làm giảm tần xuất nôn trớ, kéo dài giấc ngủ của trẻ và giảm hiện tượng quấy khóc. Ngoài ra, làm đặc thức ăn còn làm tăng năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn.

-Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi; thực phẩm giàu chất béo; sô-cô-la, cà phê; tỏi, hành, thức ăn cay; xốt cà chua và những thực phẩm chế biến kèm xốt cà chua…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top