Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ em. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến thể trạng của trẻ suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, chậm phát triển thể chất và tinh thần. Vậy, trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Dưới đây là những lưu ý ăn uống đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng ăn uống, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cơ thể dễ bị suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo chất lượng, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo chất lượng, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ: Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
-Các món ăn phải đảm bảo tính an toàn, sạch, ăn chín uống sôi.
-Thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ: Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có đủ răng.
-Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu tốt.
-Cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị bệnh: Không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được.
– Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là câu hỏi làm đau đầu các bậc cha mẹ. Dưới đây là những gợi ý ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa theo từng lứa tuổi, mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé yêu một cách toàn diện nhất.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa:
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, toàn diện và bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
- Cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm.
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm ăn dặm lý tưởng nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Lúc mới ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, tuyệt đối không chạy theo số lượng. Bữa ăn dặm của trẻ nên cân bằng 4 nhóm chất, cho trẻ ăn nhiều rau xanh.
- Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn những loại sữa mát để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
- Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, chuyển dần từ nấu bột loãng sang nấu bột đặc. Bữa ăn của trẻ nên giàu chất xơ, ít đường và chất béo.
- Cho trẻ ăn 2-3 bữa bột/ngày, 2-3 cữ sữa/ngày, sữa chua, hoa quả.
- Cho trẻ ăn thêm các loại sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa trên 1 năm tuổi:
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ/sữa công thức.
- Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ.
- Không nên dùng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
- Cho bé ăn nhiều trái cây như chuối, đu đủ, táo, hồng xiêm chín. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp