Ngủ kém
Giấc ngủ ngắn, không ngon giấc, hay giật mình, dễ bị kích thích quấy khóc, hay khóc đêm…
Ngoài ra, bé còn hay ra mồ hôi trộm khi ăn, khi bú, nhất là khi ngủ.
Táo bón
Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống cũng là một trong những triệu chứng của bệnh còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ hay bị đau bụng nhưng chỉ đau một lúc rồi hết.
Trẻ hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm. Tình trạng nhức xương hay gặp ở những xương dài, điển hình là xương cẳng chân.
Rụng tóc dấu hiệu còi xương
Cha mẹ thường không để ý khi chỉ thấy vài sợi tóc vương trên gối. Nhưng sau đó một thời gian, tóc rụng nhiều thành mảng, có thể tròn nhẵn thín sau gáy hoặc tạo thành hình vành khăn nối từ bên tai này sang tai kia.
Đầu có bướu
Nếu bé bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ thì biểu hiện dễ thấy nhất trong 3 tháng đầu sau sinh là có bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô).
Xương biến dạng
Từ tháng 6 đến tháng 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn hoặc xương sườn bị cong gây biến dạng lồng ngực (ngực dô ức gà).
Sau 1 tuổi, quá trình biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em tập đi như cong xương chi dưới (chân vòng kiếng), đầu gối vẹo ra ngoài, gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
Trẻ chậm mọc răng
Thông thường sẽ mọc răng ở tháng thứ 6 với bé gái và 8 tháng với bé trai).
Còi xương là một dạng bệnh lý không quá khó chữa nhưng cần được phát hiện kịp thời bởi nếu không, di chứng của nó sẽ rất nặng nề, theo trẻ đến hết cuộc đời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh