Ameflu Night Time

Thuốc Ameflu Night Time là gì?

Có thành phần chính là Acetaminophen; Phenylephrin HCl; Dextromethorphan HBr; Clorpheniramin maleat được chỉ định làm giảm tạm thời các triệu chứng cảm lạnh thông thường: Các cơn đau, nhức đầu, đau họng, sung huyết mũi (nghẹt mũi), ho, chảy mũi, hắt hơi và sốt.

Thành phần

  • Dược chất chính: Acetaminophen 500 mg; Phenylephrin HCl 10 mg; Dextromethorphan HBr 15 mg; Clorpheniramin maleat 4 mg

  • Loại thuốc: Thuốc trị cảm cúm

  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén dài bao phim

Công dụng

Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, chảy mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình, và sốt do cảm lạnh, sốt rơm (sốt mùa hè) hay các chứng dị ứng của đường hô hấp trên.

Liều dùng

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên, cách mỗi 4 – 6 giờ, không dùng quá 6 viên trong 24 giờ.

Tác dụng phụ 

Acetaminophen:

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Steven-Johnson, phải ngừng thuốc ngay. Quá liều acetaminophen có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận cấp. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm khi mẫn cảm với acetaminophen và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, acetaminophen đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp, (hơn 1 trong 1000 người)

  • Da: Ban da

  • Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.

  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Phenylephrin hydroclorid:

Thường gặp, (hơn 1 trong 100 người)

  • Thần kinh trung ương: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi.

  • Tim mạch: Tăng huyết áp

  • Da: Nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc.

Ít gặp, (hơn 1 trong 1000 người)

  • Tim mạch: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này.

  • Hô hấp: Suy hô hấp

  • Thần kinh: Cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng.

  • Mắt: Giải phóng các hạt sắc tố ở mống mắt, làm mờ giác mạc.

Dextromethorphan hydrobromid:

Thường gặp, (hơn 1 trong 100 người)

  • Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt.

  • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn

  • Da: Đỏ bừng

Ít gặp, (hơn 1 trong 1000 người)

  • Da: Nổi mày đay

Thường gặp, (hơn 1 trong 100 người)

  • Thần kinh: Ức chế hệ thần kinh trung ương: Ngủ từ ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác (đôi khi kích thích nghịch lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ, dùng liều cao ở người cao tuổi hay trẻ em), nhức đầu, rối loạn tâm thần vận động.

  • Tác dụng kháng muscarin: Khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, tăng trào ngược dạ dày.

Ít gặp, (hơn 1 trong 1000 người)

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.

  • Tim mạch: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim

  • Da: Phát ban, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ).

  • Hiếm gặp, (ít hơn 1 trong 1000 người)

  • Huyết học: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu

Lưu ý

Chống chỉ định

  • Được biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Đang dùng các thuốc ức chế men monoaminoxydase.

  • Có bệnh mạch vành và tăng huyết áp nặng.

  • Thiếu hụt G6PD.

  • Suy gan nặng.

  • Tăng nhãn áp góc hẹp.

  • Phì đại tuyến tiền liệt.

  • Đang cơn hen cấp.

  • Tắt nghẽn cổ bàng quang.

  • Loét dạ dày, hẹp tắc môn vị – tá tràng.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

 Thận trọng khi sử dụng

Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).

Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:

Hội chứng Steven-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mặt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối lọan chức năng gan, thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.

Hội chứng da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:

  • Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;

  • Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.

  • Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;

  • Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.

  • Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan… tỷ lệ tử vong cao 15-30%.

return to top