✴️ Phác đồ gây mê và xử trí ở bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính

Nội dung

1. Phân loại:

1.1. Bệnh phổi, phế quản tắc nghẽn mạn tính (COPD):

  • Khí phế thũng.
  • Viêm phế quản mạn tính.
  • Hen phế quản bội nhiễm.
  • Hen phế quản.

1.2. Bệnh phổi hạn chế:

  • Phù phổi.
  • Bệnh ở tổ chức kẽ.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Biến dạng lồng ngực.
  • Chèn ép cơ hoành.

 

2. Đánh giá bệnh nhân trước mổ:

2.1. Theo tiêu chuẩn lâm sàng (Roisen):

  • Mức 0: không khó thở đi trên nền phẳng.
  • Mức 1: đi lâu được nhưng khi mệt thì nghỉ.
  • Mức 2: đi 200-300m thì phải dừng.
  • Mức 3: khó thở khi đi quãng ngắn.
  • Mức 4: khó thở khi nghỉ.

2.2. Cận lâm sàng:

  • XQ
  • Chức năng hô hấp < 70-75%
  • FEV1 < 70%
  • VEMS < 70%
  • Vt < 50%
  • PaCO2 > 45% mmHg

​​​​​​​

3. Gây mê:

Không phẫu thuật phiên khi:

  • Bệnh nhân đang khó thở.
  • Bệnh nhân đang viêm nhiễm đường hô hấp.

3.1. Tiền mê: Thận trọng.

3.2. Khởi mê:

- Duy trì mê:

  • Ưu tiên thuốc Ketamine, Profofol.
  • Giãn cơ: Thận trọng khi dùng Tracicum, D-tubocuarin.
  • Giải giãn cơ: Thận trọng khi dùng Neostigmin.

3.3. Hô hấp nhân tạo:

  • Vt: 10-12ml/kg.
  • F: 8-10l/phút.
  • I/E: 1/3-1/4.

3.4. Rút ống NKQ khi bệnh nhân thở tốt, tránh khi bệnh nhân quá tỉnh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top