Betamethason (dưới dạng Betamethason dipropionat) 0,5 mg/1g
Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ và có tác dụng toàn thân. Do đó có thể dẫn đến:
Betamethason làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu dùng cùng với paracetamol liều cao hoặc trường diễn.
Betamethason làm tăng nồng độ glucose huyết, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều của các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin.
Betamethason làm tăng khả năng loạn nhịp tim hay độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết khi dùng chung với glycosid digitalis.
Betamethason có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông của các thuốc chống đông loại coumarin nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều.
Betamethason có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu.
Betamethason phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu có thể làm tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng làm tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra.
Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết protein của Betamethason, làm giảm độ thanh thải, tăng tác dụng điều trị và độc tính của Betamethason.
Thận trọng khi dùng phối hợp aspirin với Betamethason trong trường hợp giảm prothrombin huyết.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng khi sử dụng Betamethason cho phụ nữ có thai, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với người mẹ và phôi hoặc thai nhi.
Phụ nữ cho con bú tránh bôi thuốc lên vú khi cho con bú.
- Tổn thương da do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng trên diện rộng; tổn thương có loét, mụn trứng cá.
- Quá mẫn với Betamethason, các corticosteroid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Các tác dụng không mong muốn của Betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị.
- Tác dụng phụ tại chỗ: cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng, viêm nang lông, chứng tăng lông tóc, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, nhiễm trùng thứ phát, teo da, nổi vân da. Hiếm gặp viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch.
- Tác dụng phụ toàn thân:
+ Chuyển hóa: thường gặp mất kali, giữ natri, giữ nước.
+ Nội tiết: thường gặp kinh nguyệt thất thường, hội chứng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai và trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose.
+ Cơ xương: thường gặp yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương.
+ Thần kinh: ít gặp, sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ. Hiếm gặp tăng áp lực nội sọ lành tính.
+ Mắt: ít gặp, đục thủy tinh thể, glaucom.
+ Tiêu hóa: ít gặp, loét dạ dày, chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
- Ngưng dùng thuốc nếu tình trạng kích ứng, quá mẫn hoặc các phản ứng khác xuất hiện. Trong trường hợp này nên dùng liệu pháp điều trị thích hợp.
- Corticosteroid dùng ngoài có thể được hấp thu gây tác dụng toàn thân. Vì vậy, chú ý theo dõi bệnh nhân khi điều trị kéo dài, khi dùng thuốc trên diện rộng, khi dùng kỹ thuật băng ghép và khi dùng cho trẻ em.
- Lái xe Chưa rõ.
- Thai kỳ: Độ an toàn của corticosteroid dùng tại chỗ khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú chưa được chứng minh do đó không sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.