✴️ Fenxicam M - Traphaco

THÀNH PHẦN

Meloxicam ... 7,5 mg.

Tá dược ...vđ... 1 viên.

 

CHỈ ĐỊNH

Chống viêm, giảm đau trong các trường hợp:

Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hoá khớp).

Viêm khớp dạng thấp.

Viêm cột sống dính khớp.

 

LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG

Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 2 viên(7,5 mg)/ngày. Tuỳ đáp ứng điều trị có thể giảm liều còn 1 viên (7,5 mg)/ngày.

Viêm đau xương khớp: 1 viên (7,5 mg) /ngày. Nếu cần có thể tăng liều đến 2 viên (7,5 mg)/ngày.

Bệnh nhân có nguy cơ phản ứng phụ cao: Khởi đầu điều trị với liều 1 viên (7,5 mg)/ ngày.

Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: liều dùng không quá 1 viên (7,5 mg)/ ngày.

Trẻ em: Liều dùng chưa được xác định, nên chỉ dùng Meloxicam hạn chế cho người lớn.

Khi dùng kết hợp với các dạng viên, tiêm: tổng liều không vượt quá 2 viên (7,5 mg)/ ngày.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Dị ứng với Meloxicam hay Aspirin và NSAID khác.

Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với meloxicam hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân nhạy cảm chéo với Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác.

Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, polyp mũi, phù mạch hay nổi mày đay sau khi dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác.

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Bệnh nhân suy gan nặng.

Bệnh nhân suy thận nặng mà không chạy thận nhân tạo.

Trẻ em dưới 15 tuổi.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

 

DƯỢC LỰC

Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Meloxicam có tính kháng viêm mạnh cho tất cả các loại viêm. Cơ chế chung của những tác dụng trên là do Meloxicam có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandine, chất trung gian gây viêm. Ở cơ thể sống (in vivo), Meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc ở thận.

Ðặc tính an toàn cải tiến này do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 so với COX-1. So sánh giữa liều gây loét và liều kháng viêm hữu hiệu trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao hơn các NSAID thông thường khác.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu: Sau khi uống, Meloxicam có sinh khả dụng trung bình là 89%. Nồng độ trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng: sau khi uống 7,5mg và 15mg, nồng độ trung bình trong huyết tương được ghi nhận tương ứng từ 0,4 đến 1mg/l và từ 0,8 đến 2mg/l (Cmin và Cmax ở tình trạng cân bằng).

Phân bố: Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin (99%).

Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hóa mạnh, nhất là bị oxy hóa ở gốc methyl của nhân thiazolyl.

Thải trừ: Tỉ lệ sản phẩm không bị biến đổi được bài tiết chiếm 3% so với liều dùng. Thuốc được bài tiết phân nửa qua nước tiểu và phân nửa qua phân.

Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 20 giờ. Tình trạng cân bằng đạt được sau 3-5 ngày. Ðộ thanh thải ở huyết tương trung bình là 8ml/phút và giảm ở người lớn tuổi. Thể tích phân phối thấp, trung bình là 11 lít và dao động từ 30 đến 40% giữa các cá nhân. Thể tích phân phối tăng nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, trường hợp này không nên vượt quá liều 7,5mg/ngày.

 

TÁC DỤNG PHỤ

Tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn và các bất thường thoáng qua do thay đổi các thông số chức năng gan.

Huyết học: thiếu máu, rối loạn công thức máu: rối loạn các bạch cầu, giảm tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên tuỷ xương, đặc biệt như Methotrexat sẽ là yếu tố thuận lợi cho suy giảm tế bào máu.

Da: Ngứa, phát ban da, mề đay, viêm miệng, nhạy cảm với ánh sáng.

Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen cấp (rất hiếm gặp).

Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, ù tai, ngủ gật.

Hệ tim mạch: Phù, tăng huyết áp, hồi hộp, đỏ bừng mặt.

Hệ tiết niệu: tăng creatinin máu và hoặc tăng urê máu.

Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm mạc và phản ứng phản vệ

Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản trong hộp kín, ở nhiệt độ dưới 30ºC

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top