ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CYTOKIN KHÁC
Interleukln 4 (IL-4)
IL-4 là glycoprotein, có trọng lượng phân tử 15.000 - 20.000Dt do tế bào T4 hoạt hoá (subset Th-2) sản xuất. Nố kích thích tế bào B lympho phát triển, vì vậy người ta gọi IL-4 là yếu tố phát triển B lympho.
IL-4 kiểm soát phân chia và hoạt hoá tế bào mast và bạch cầu ái toan, sản xuất ra IgE, do đó nó có vai trò quan trọng trong bệnh dị ứng. IL-4 lại ức chế tế bào Th-2 là tế bào có vai trò phát triển miễn dịch tế bào, nghĩa là IL-4 cũng gián tiếp ức chế miễn dịch tế bào. IL-4 ức chế sản xuất các yếu tố viêm như IL-1, IL-6, TNF. IL- 4 còn có hoạt tính chống ung thư.
Interleukln 5 (IL-5)
IL-5 là glycoprotein, trọng lượng phân tử từ 40.000 - 50.000D. Đó là yếu tố phát triển B lympho, nhưng lại không tham gia vào quá trình biệt hoá B lympho. Chức năng chính của IL-5 là kích thích sinh sản bạch cầu ái toan và làm tăng chức năng của tế bào này. Ngoài ra IL-5 làm tăng hoạt tính của bạch cầu ái kiềm, tăng giải phóng histamin và leukotrien.
Interleukin 7 (IL-7)
IL-7 là glycoprotein, trọng lượng phân tử 25.000D. Chức năng của IL-7 là kích thích sự phát triển tế bào nguồn thuộc cả T và B lympho. Làm tăng hoạt tính của tế bào lympho hoạt hoá. Nó có thể làm tăng hoạt tính gây độc tế bào trung gian lymphokin, tăng tác dụng độc tế bào của đại thực bào.
Interleukln 8 (IL-8) và họ Chemokln của cytokin
Tám năm trước đây một nhóm mới của cytokin đã được mô tả và nó liên quan đến hoạt tính hoá ứng bạch cầu. Các cytokin này có trọng lượng phân tử 8.000 - 11.000D, chúng tác dụng chủ yếu trên chức năng và sự phát triển của tế bào đích.
Tế bào đích của IL -8 là bạch cầu và tế bào xơ non. Nếu tiêm IL-8 tại chỗ, người ta thấy hiện tượng tập trung nhanh chóng bạch cầu trung tính sau 2-3 giờ. IL-8 tìm thấy trong máu của bệnh nhân với phản ứng viêm hệ thống. IL-8 có nồng độ cao trong dịch viêm. IL-8 kích thích sản xuất các yếu tố tiền viêm (Proinílamatory) như IL-1, IL-2, IFNγ, TNFα và factor phát triển tiểu cầu. Như vậy có thể nói IL-8 là yếu tố khuếch đại phản ứng viêm. Nó có vai trò trong viêm mạn bởi sự xâm nhiễm lymphocyt và monoóyt, đồng thời nó làm mất hạt của bạch cầu ái toan và ái kiềm do đó nó đóng vai trò trong phản ứng dị ứng.
Interleukin 9 (IL-9)
IL-9 là glycoprotein, trọng lượng phân tử từ 30.000 - 40.000D, do tế bào T sản xuất. Nó có hoạt tính tăng cường phát triển đối với nhiều loại tế bào.
Interleukin 10 (IL-10)
IL-10 có trọng lượng phân tử là 18.000D, được sản xuất ra từ tê bào Th-2, tế bào Tg, bạch cầu đờn nhân và B lympho hoạt hoá. IL-10 ức chế Th-1 sản xuất IL-2 và IFNγ, IL-10 tăng kích thích tế bào sinh kháng thể dịch thể.
Interleukin 12 (IL-12)
IL-12 có trọng lượng phần tử 35.000-40.000D, được sản xuất ra từ tế bào B biệt hoá. IL-12 ức chê NK và đại thực bào sản xuất ra cytokin. IL-12 kích thích phát triển và phân chia T lympho hoạt hoá, làm tăng tính ly giải tê bào của NK, kích thích sản xuất IFN của tê bào NK và T hoạt hoá, tham gia vào biệt hoá Th-1 và ức chê hoạt động của Th-2, kích thích sản xuất IL-4, IL-10 và kháng thể IgE, kích thích sản xuất GM-CSF, TNF, IL-6 trong máu.
Interleukin 13 (IL-13)
IL-13 tìm thấy gần đây, có nhiều đặc điểm sinh học giống IL-4, làm tăng sản xuất kháng thể IgE và ức chê sản xuất các monokin. Do tê bào lympho Th sản xuất.
Interleukin 14(IL-14)
Tăng sản xuất IgE. Tăng phân chia tế bào B. ức chế tiết các Ig khác ngoài IgE. Do tế bào T hoạt hoá sản xuất.
Interleukln 15 (IL-15)
Kích thích phân chia dòng tế bào T sản xuất IL-2; IL-2 tăng khả năng phân chia của tế bào T đã hoạt hoá. IL-15 do tế bào biểu mô, tế bào xơ non, tế bào đa nhân trong máu sản xuất.
Interleukin 16 (IL-16)
Tăng hoá ứng bạch cầu toan và lympho T4. Cố định proteinkinase c từ cytosol lên màng tế bào của tế bào T4. IL-6 do bạch cầu ái toan sản xuất.
Interleukin 17 (IL-17)
Ức chế phản ứng viêm phụ thuộc vào tế bào T. Làm cầu nối hoạt động của cytokin cho tạo máu. IL-17 do tế bào T, tế bào T - CD4 hoạt hoá sản xuất.
Interleukin 18 (IL-18)
IL-18 được sản xuất từ tế bào gan. Làm tăng sản xuất IFN của lách. Tăng tác dụng độc của NK. Tăng sản xuất GM-CSF. Giảm sản xuất IL-10.
CYTOKIN VÀ ĐIỂU HOÀ SINH MÁU
Các cytokln tạo máu
Các cytokin kích thích sinh máu là các vi chất kích thích tế bào nguồn sinh máu vạn năng (pluripotential stem-cells) hay tế bào mẹ (progenitor) của từng dòng riêng biệt để sản xuất ra một lượng lớn các tế bào máu tại tuỷ (ở người trưởng thành).
Các cytokin kích thích sinh máu chủ yếu được tóm tắt ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các cytokin kích thích sinh máu ở người
Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gẩn 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu. Còn các chất khác chỉ được sản xuất khi cốc tế bào sản xuất ra chúng được hoạt hoá.
Vị trí tác dụng của cytokin trên quá trình sinh sản và biệt hoá tê' bào sinh máu
Các cytokin tạo máu có diện hoạt động khá rộng. Tuy nhiên mỗi cytokin vẫn có tác dụng riêng biệt đối với từng dòng hoặc từng giai đoạn của quá trình sinh trưởng (H.1.3).
Hình 1.3. Vị trí (đối tác) tác dụng của các cytokin tao máu
CYTOKIN VÀ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC (STEM CELLS)
Trong các năm gần đây vân đề tế bào gốc đã nổi lên thành một nội dung thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Trước đây ta đã có nhiều tư liệu về cytokin trong sự sinh sản và biệt hoá tế bào máu như đã trình bày ở trên, ngày nay hiểu biết vể cytokin còn cho thấy chúng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu cấy ghép tế bào nguồn cho nhiều cơ quan bị bệnh khác và đóng vai trò chủ yếu trong nghiên cứu Invitro, Insitu về sự nhân lên và biệt hoá của tế bào gốc. Quyết định cho sự thành công này chính là tìm ra các cytokin đặc hiệu cơ quan, tổ chức và tế bào. Đây là vấn đề lớn chúng ta còn phải chờ đợi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh