Bromhexin HCl 4 mg/5ml; Phenylephrin HCl 2,5 mg/5ml; Guaifenesin 50 mg/5ml
Rối loạn tiết dịch phế quản, thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đờm, giảm tạm thời sổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm hầu họng và viêm xoang.
Trẻ em:
– Từ 2 đến 4 tuổi: 2,5 ml (½ muỗng cà phê) uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
– Từ 4 đến 6 tuổi: 5,0 ml (1 muỗng cà phê) uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
– Từ 6 đến 12 tuổi: 7,5 ml (1,5 muỗng cà phê) uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Trên 12 tuổi và người lớn: 10 ml (2 muỗng cà phê) uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất.
– Cường giáp nặng hoặc bị glocom góc đóng.
– Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
– Kích động thần kinh, lo âu, khó ngủ, nhức đầu, chóng mặt, run rẩy đầu chi, ra mồ hôi.
– Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.
– Suy hô hấp.
– Có thể gây dị ứng da: Ban da, mày đay.
– Cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đàm ở đường hô hấp.
– Người bệnh có tiền sử loét dạ dày.
– Người bệnh hen vì có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
– Người bệnh suy gan, suy thận nặng, tăng huyết áp, cường giáp, đái tháo đường typ 1, bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tăng nhãn áp.
– Người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm do đó sẽ làm tăng ứ đờm.
Thời kỳ mang thai: Vì tính an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai chưa được xác minh, do đó cần cân nhắc giữa lợi ích của thuốc với các tác dụng phụ có thể có.
Thời kỳ cho con bú: Chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, vì vậy phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần dùng thì tốt nhất không cho con bú.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.