✴️ Mibezisol 5

DƯỢC LỰC HỌC

 Đối với người bị bệnh tiêu chảy, chỉ định đầu tiên và quan trọng nhật là bù nước và các chất điện giải. Nước và các chất điện giải bi mất do tiêu chảy có thể được bù lại cánh uống dung dịch có chứa natri, kali và glucose.

Duy trì hệ thống đồng vận chuyển glucose - Natri trong niêm mạc ruột non là cơ sở của điều trị bù nước và điện niêm mạc ruột non. Glucose được hấp thu tích cực ở ruột bình thường và kéo theo natri được hấp thu theo tỉ lệ khoảng cân bằng phân tử. bên cạnh đó, bù kali trong tiêu chảy cấp đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì thế mất kali trong phân cao hơn người lớn. Clorid và citrat được thêm vào nhằm phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước.

kẽm rất quan trong cho hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp rút ngắn thời gian, mức độ trầm trọng của tiêu chảy và ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau khi điều trị. Kẽm còn giúp cãi thiện sự ngon miệng và tăng trưởng.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Thuốc được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa.

 

CHỈ ĐỊNH

Bổ sung kẽm giúp chóng phục hồi, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp sau.

Hỗ trợ điều trị mất chất điện giải và nước trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Vô niệu hoặc giảm niệu.

Mất nước nặng kẽm triệu chứng sốc.

Tiêu chảy nặng (Khi tiêu chảy vượt qua 30ml/kg thể trọng mỗi giờ)

Nôn nhiều và kéo dài.

Tắc ruột, liệt ruột và thủng ruột.

 

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách dùng: hòa tan cả gói và trong 200 ml nước đun sôi để nguội và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống để bổ sung kẽm, phòng mất nước và chất điện giải sau mỗi lần đi ngoài.

Liều lượng: Điều trị phòng mất nước ( điều trị tiêu chảy tại nhà) và bổ sung kẽm.

 

Lưu ý:

Trẻ em <6 tháng tuổi: không quá 2 gói/ngày ( tương ứng với 10mg kẽm/ngày)

Trẻ em >6 tháng tuổi và người lớn: không quá 4 gói/ngày ( tương ứng với 20mg kẽm/ngày).

Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần, uống liên tục cho đến hết liều đã qui định.

Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.

Nếu chưa hết 24 giờ, bệnh nhân đã uống hết liều qui định thì nên cho uống thêm nước cháo, súp, nước chín để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.

Dung dịch Mibezisol 5 đã pha theo hướng dẫn không được pha loãng thêm với nước làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose- natri.

Dung dich đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.

Trường hợp bị mất chất điện giải và nước nặng, có thể dùng kèm với dung dịch  bù chất điện giải và nước  ( không có kẽm) để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất điện giải và nướ, đồng thời tránh quá liều kẽm.

 

THẬN TRỌNG

Người bệnh bị suy tìm xung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri.

Người bệnh suy thận nặng hoặc xơ gan.

Trong quá trình điều trị, cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid - base.

Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh nắng natri huyết.

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Chưa có nhiều thông báo về các phản ứng  có hại xảy ra khi dùng thuốc uống bù nước và điện giải.

Thường chỉ gặp nôn nhẹ, rất ít khi gặp tăng natri huyết, bù nước quá mức (mi mắt nặng)

 

TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC

Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác có chứa các chất điện giải như nước hoa quả hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị, để tránh dùng quá nhiều chất điện giả hoặc tránh tiều chảy do thẩm thấu.

 

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Tăng natri - huyết : hoa mặt, chóng măt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao,...Khi uống Mibezisol 5 pha đậm đặc.

Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trường và cho uống nước.

Triệu chứng thừa nước: mi mắp húp nặng, phù toàn thân, suy tim.

Điều trị thừa nước: ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

Độc cấp tính cấp của kẽm xảy ra sau khi uống 1 liều >40mg kẽm/ngày: buồn nôn, nôn mửa, sốt, suy hô hấp. Dùng liều lượng lớn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu. Các triệu chứng hạ huyết áp (Chóng mặt, ngất  xỉu), bệnh vàng da ( vàng mắt hay vàng da), phù phổi ( đau ngực hay khó thở), ăn mòn và viêm màng nhầy miệng và dạ dày, loét dạ dày cũng đã được báo cáo.

Điều trị quá liều kẽm: tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nên sử dụng chất làm dịu triệu chứng viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt và cách chất tạo phức chelat.

 

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Không ảnh hưởng.

 

TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI VẬN HÀNH TÀU XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Không ảnh hưởng.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dưới 30 độ C.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top