✴️ Can thiệp mạch máu là gì?

Can thiệp mạch máu là gì?

Trong thuật ngữ nong mạch, "angio" có nghĩa là mạch máu và "plasty" là phẫu thuật. Trong PCI, chữ "P" là viết tắt của da hoặc "qua da" trong khi mạch vành là các mạch máu xung quanh cung cấp máu cho tim.

Can thiệp mạch là một phương pháp điều trị thông thường cho bệnh tim mạch vành (coronary heart disease/CHD) và đau tim (acute coronary syndrome).

Trong những tình trạng bệnh lý này có sự tích tụ của mảng bám, hoặc xơ vữa động mạch trên thành của các động mạch. Khi mảng bám tích tụ khiến cho các động mạch hẹp lại và có thể bị tắc nghẽn.

Trong cơn đau tim, mảng bám có thể vỡ ra làm tràn cholesterol vào động mạch dẫn đến hình thành huyết khối chặn lòng mạch làm giảm lưu lượng máu.

So với phẫu thuật tim, nong mạch vành là một thủ thuật ít xâm lấn. Bác sĩ có thể đề nghị nong mạch vành để:

  • Điều trị tình trạng căng thẳng bất thường
  • Tăng lưu lượng máu đến tim;
  • Giảm các cơn đau thắt ngực;
  • Cải thiện việc cung cấp máu cho cơ tim trong hoặc sau cơn đau tim;
  • Hỗ trợ thêm hoạt động cho những người bị đau ngực.

Phân loại

Có hai loại nong mạch chính:

Tạo hình bóng bằng bóng, bao gồm sử dụng áp lực của một quả bóng bơm hơi để làm sạch mảng bám làm hẹp động mạch. Điều này hiếm khi được thực hiện đơn lẻ trừ trường hợp không thể đặt stent ở vị trí hẹp.

Stent trong lòng động mạch là một ống hoặc stent được làm từ lưới thép không gỉ. Stent giúp ngăn ngừa hẹp động mạch tái phát sau khi nong mạch vành. Stent có thể được làm bằng kim loại trần hoặc có lớp phủ thuốc. Stent có phủ thuốc (DES) giúp ngăn ngừa việc các mảng bám tích tụ lại trong lòng động mạch ngay tại ví trí đặt stent. Hiện nay, hầu hết các trường hợp nong mạch đều sử dụng DES và rất ít sử dụng stent kim loại trần.

Chuẩn bị

Can thiệp mạch là một thủ thuật ít xâm lấn, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị theo các hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc và chất bổ sung đang sử dụng. Trong một số trường hợp có thể cần phải ngừng dùng các loại thuốc này, đặc biệt là thuốc làm loãng máu trước khi thực hiện thủ thuật.

Ngoài ra, bệnh nhân cần nhịn ăn trong vài giờ trước khi tiến hành nong mạch. Các xét nghiệm thận cũng có thể cần được thực hiện trước đó nhằm tránh việc thuốc cản quang được sử dụng trong quá trình tiến hành có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.

Tiến hành thủ thuật

Trước khi bắt đầu nong mạch vành, bác sĩ sẽ sát khuẩn và làm tê khu vực mà ống thông đi vào cơ thể, vị trí đặt ống thông thường là háng hoặc cổ tay. Ống thông được luồn vào động mạch và di chuyển phía động mạch vành, toàn bộ quá trình luồn ống được theo dõi bởi hệ thống X-quang tăng sáng truyền hình.

Khi đặt ống thông vào đúng vị trí, thuốc tương phản được tiêm qua động mạch, giúp xác định tắc nghẽn xung quanh tim. Khi xác định được vị trí tắc nghẽn, ống dẫn có bóng ở đầu được đưa vào qua ống thông thứ hai. Khi đã ở vị trí cần can thiệp, bóng được bơm phồng đẩy mảng bám tích tụ ra và làm nở rộng lòng động mạch. Stent được đặt để giữ cho động mạch không bị hẹp trở lại. Quá trình nong mạch vành có thể mất từ ​​30 phút đến vài giờ.

Phục hồi

Khi nong mạch hoàn tất, ống thông và băng chẹn sẽ được tháo bỏ. Khu vực đặt ống thông sẽ có cảm giác đau nhức, bầm tím và có thể chảy máu.

Thông thường, bệnh nhân cần nằm viện trong một khoảng thời gian để theo dõi. Sau khi xuất viện cần hạn chế nâng vật nặng hay vận động quá sức trong khoảng một tuần sau đó.

Tái khám sau khi nong mạch vành có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phục hồi của từng cá nhân, điều chỉnh thuốc và xây dựng kế hoạch điều trị liên tục cho sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.

Nguy cơ

Nhìn chung, nong mạch vành là một phương pháp an toàn không có biến chứng. Ước tính cho biết tỷ lệ biến chứng chỉ là 5%, con số này còn thấp hơn ở các viện lớn chuyên về can thiệp tim mạch.

Mặc dù các biến chứng do nong mạch vành rất hiếm, nhưng có thể bao gồm:

  • Chảy máu kéo dài từ vị trí đặt ống thông;
  • Tổn thương mạch máu, thận hoặc động mạch;
  • Phản ứng dị ứng với thuốc cản quang;
  • Đau tức ngực;
  • Rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường;
  • Tắc nghẽn mạch máu cần can thiệp khẩn cấp;
  • Huyết khối;
  • Đột quỵ;
  • Đau tim;
  • Rách hoặc tổn thương động mạch hoặc mạch máu lớn;
  • Tử vong.

Những người có nguy cơ biến chứng cao hơn từ can thiệp mạch vành khi đồng thời có các tình trạng sau:

  • Tuổi cao;
  • Bệnh tim;
  • Một số động mạch bị tắc;
  • Bệnh thận mãn tính.

Cũng có khả năng động mạch bị chặn lại với mảng bám do sự chậm nội mạc hóa động mạch vành ở vị trí đặt stent và phản ứng của lớp Polymer là nguyên nhân gây ra huyết khối muộn và rất muộn trong stent.

Tóm tắt

Can thiệp mạch là một thủ thuật ít xâm lấn sử dụng để thông các động mạch bị tắc và cải thiện lưu lượng máu trong tim. Phương pháp nong mạch vành thường dùng để điều trị các vấn đề về tim cấp tính.

Đây là một can thiệp cần thiết, mặc dù động mạch có thể bị tắc trở lại và có tỉ lệ rủi ro nhỏ các biến chứng trong một số trường hợp.

Xem tiếp: Kỹ thuật chụp hình mạch máu được tiến hành như thế nào?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top