✴️ Pyrazinamide 500mg - Mekophar

Nội dung

THÀNH PHẦN

Pyrazinamide ......................................................................500mg

Tá dược vừa đủ ....................................................................1 viên

(Gelatin, Sodium starch glycolate, Magnesium stearate).

 

DƯỢC LỰC HỌC

Pyrazinamide là một thuốc trong đa hóa trị liệu chống lao, chủ yếu dùng trong 8 tuần đầu của hóa trị liệu ngắn ngày.

Pyrazinamide có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt Mycobacterium tuberculosis dựa vào nồng độ của thuốc tại vị trí nhiễm. Cơ chế tác động chính xác chưa được biết rõ. Theo nghiên cứu in vitro và in vivo, thuốc chỉ tác dụng ở pH acid yếu.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Pyrazinamide được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau gần 2 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương từ 30 – 50mg/ml với liều 20 – 25mg/kg. Thuốc phân bố rộng rãi vào mô và dịch của cơ thể kể cả gan, phổi, dịch não tủy.

Pyrazinamide gắn với protein huyết tương khoảng 10%. Thời gian bán hủy của thuốc là 9 – 10 giờ, dài hơn ở người suy gan hoặc suy thận. Pyrazinamide bị thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa chính có hoạt tính là acid Pyrazinoic, chất này sau đó bị hydroxyl hóa thành acid 5– hydroxypyrazinoic.

Khoảng 70% liều uống đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với Pyrazinamide.

Tổn thương gan nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin, gút cấp.

 

CHỈ ĐỊNH

Điều trị lao mới chẩn đoán hoặc tái điều trị bệnh lao phổi và ngoài phổi, chủ yếu ở giai đoạn tấn công ban đầu, thường phối hợp với các thuốc kháng lao khác.

 

LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG

Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Liều thường dùng cho cả người lớn và trẻ em:

20 – 30 mg/kg/ngày khi điều trị hàng ngày.

30 – 40 mg/kg/ngày khi điều trị cách quãng, tuần 3 ngày.

40 – 60 mg/kg/ngày khi điều trị cách quãng, tuần 2 ngày.

 

TÁC DỤNG PHỤ

Gây độc gan.

Tăng acid uric máu có thể gây cơn gút.

Đau khớp.

Các phản ứng phụ khác rất hiếm gặp: buồn nôn, nôn, chán ăn, loạn chuyển hóa porphyrin, khó tiểu tiện, mẫn cảm với ánh sáng, ngứa phát ban.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

THẬN TRỌNG

Thận trọng với người có tiền sử đái tháo đường, viêm khớp, tiền sử bệnh gút, suy thận.

Phụ nữ có thai chỉ dùng Pyrazinamide khi thật cần thiết.

Pyrazinamide tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, thận trọng khi dùng thuốc này ở phụ nữ cho con bú.

Tương tác

Pyrazinamide làm tăng acid uric huyết và làm giảm hiệu quả của các thuốc trị bệnh gút như Allopurinol, Colchicine, Probenecid, Sulfinpyrazone. Cần điều chỉnh liều của các thuốc này khi chúng được dùng đồng thời với Pyrazinamide.

Pyrazinamide làm giảm nồng độ Cyclosporine khi dùng đồng thời.

 

QUÁ LIỀU – XỬ TRÍ

Biểu hiện: các kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường như SGOT, SGPT tăng. Sự tăng tự phát này trở lại bình thường khi ngừng dùng thuốc.

Xử trí: rửa dạ dày, điều trị hỗ trợ. Có thể thẩm phân để loại bỏ Pyrazinamide.

 

BẢO QUẢN

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC. Tránh ánh sáng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top