Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có 2 - 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.
Hương thơm và mùi vị độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol. Đây cũng là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong củ gừng. Theo nhiều nghiên cứu, gingerol có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, giảm đau, tiêu sưng. Từ ngàn xưa, gừng là vị thuốc dân gian rất quen thuộc, được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, ngăn tình trạng đầy hơi hay khó tiêu, kích thích sự thèm ăn và giúp giải cảm, chống lại bệnh cảm lạnh và cúm thông thường một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của gừng trong việc giảm buồn nôn trong thai kỳ hoặc sau phẫu thuật; giảm triệu chứng viêm xương khớp ở giai đoạn đầu, đau nửa đầu, tăng huyết áp, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, giảm nguy cơ ung thư.
Cách pha trà gừng giải cảm đơn giản như sau: Sử dụng 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vài lát gừng vào ly nước, đổ thêm nước sôi vào và chờ khoảng 5 phút. Sau đó, cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều và thưởng thức. Bạn có thể sử dụng 250mg đến 1g bột gừng khô nếu không có sẵn gừng tươi trong nhà.
Sả cũng có đặc tính chống viêm tốt, có thể giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh và ho. Vì vậy, rất nhiều người kết hợp trị cảm cúm bằng gừng và sả ngay tại nhà.
Bạn chỉ cần cho gừng đã nạo vỏ và sả vào nước đang sôi, tắt lửa và đậy nắp trong 3 – 4 phút cho ngấm, thêm mật ong rồi thưởng thức.
Chanh kết hợp với gừng tăng cường tác dụng điều trị cảm cúm, cảm lạnh vì chanh giúp tống đờm ra ngoài. Vitamin C có trong chanh cũng tăng cường đề kháng cho cơ thể. Bạn nấu nước trà gừng như bình thường, sau đó thêm một ít nước cốt chanh và uống.
Khi bị cảm cúm, bạn cần bổ sung thêm chất lỏng bằng cách uống nhiều nước và ăn các món ăn lỏng, dễ tiêu. Cháo gừng chính là sự lựa chọn phù hợp. Đây là món ăn thanh đạm, dễ ăn, dễ tiêu, giúp kích thích vị giác, hỗ trợ giải cảm một cách hiệu quả.
Bạn tiến hành vo gạo, nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho thêm vài lát gừng tươi và một ít hành lá, tía tô vào để tăng cường tác dụng giải cảm.
Bài thuốc trị cảm cúm bằng này thường sử dụng cho người chân tay lạnh, hay tụt huyết áp, sợ gió rét,.. Gừng tươi, ước ấm. Gừng tươi giã nhỏ rồi cho vào chậu nước đang nóng dùng để ngâm chân.
Gừng được xem là một vị thuốc rẻ tiền, hiệu quả xuất hiện ngay trong nhà. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết cách trị cảm cúm bằng gừng đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng cảm cúm kéo dài mà không được cải thiện khi chữa trị tại nhà, bạn vẫn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời nhé!
Xem thêm: 4 vị thuốc từ gừng và ứng dụng trong y học cổ truyền
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh