✴️ 4 vị thuốc từ gừng và ứng dụng trong y học cổ truyền

Nội dung

1. Sinh khương – Vị thuốc từ gừng tươi

     Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, là một trong những vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm.

Công dụng:

     Sinh khương quy vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc.

Cách dùng

     Ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc uống. Ngoài ra còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.

     

Ứng dụng lâm sàng của sinh khương

     Trị cảm mạo phong hàn:

       Tía tô 10g, kinh giới 10g, bạc hà 10g, bạch chỉ 6g, địa liền 6g, vỏ quýt 6g, sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang trong  3 ngày.

     Chữa trúng phong cấm khẩu (tai biến mạch máu não):

      Uống nước sắc kinh giới hoà với nước cốt gừng. nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần với liều lượng bằng nhau.

     Chữa vàng da, tiểu tiện không lợi, suyễn hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp:

       Gừng sống, củ chóc, mỗi vị 320g. Sắc uống làm 2 lần

     Chữa ho lâu ngày:

       Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) tròn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một.

     Chữa hen:

       Nước gừng sống. nước chanh, sữa người. đồng tiện, đều I chén. Hảm ấm và uống. cho đến khì khỏi

     Chữa lạnh, cước chân tay vào mùa đông

       Rễ lá lốt, gừng tươi đun nước ngâm chân, có thể cho thêm ít muối khi ngâm.

     Dùng trà gừng cho trường hợp bị tụt huyết áp

       Gừng tươi rửa sạch, loại bỏ vỏ, đem xay nhuyễn và đem nấu với đường kính. Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Khi bị tụt huyết áp, cảm lạnh có thể pha với nước gừng ấm để uống.

2. Can khương – Vị thuốc từ gừng khô

     Gừng khô hay còn được gọi là can khương, có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, trong đông y là một vị thuốc ôn trung (chữa bệnh về dạ dày) và hồi dương.

Công dụng, liều dùng:

     Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch. Đồng thời có tác dụng cầm máu, chỉ ho. Can khương chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp.

     Ngày dùng 4 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ứng dụng lâm sàng

     Chữa tỳ vị hư yếu, ăn uống kém

       Can khương tán bột ra 4 lượng kẹo mạch nha, xắt lát rửa qua nấu cho tan ra, viên bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói với cơm, ngày 30 viên.

      Đau bụng do hàn lạnh

       Can khương Truật, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo.

     Hạ huyết do trường tích

       Can khương, Hoàng kỳ, Cam thảo, Bạch thương, Mạch môn, Sinh địa, Nhân sâm,  Thăng ma.

     Trúng ác khí

       Can khương, Quất bì, Sa nhân, Hoắc hương, Tô mộc, Mộc hương, Bỏ Mộc hương gia, Mộc qua trị được sình bụng do trúng ác  khí.

      Nôn mửa do vị hư

       Can khương, Quất bì, Nhân sâm.

      Sốt rét có đàm (Đàm ngược) lâu ngày không khỏi

       Can khương, Quất bì, Truật, Bối mấu, Phục linh.

      Sốt rét do hàn (hàn ngược)

       Can khương, Nhân sâm, Truật, Quế chi, Quất bì.

      Ỉa chảy do hư hàn, trúng hàn

       Can khương, Nhân sâm, Truật, Cam thảo.

     Trị nôn mửa thuộc hư hàn:

       Can khương, Nhân sâm, Bán hạ, các vị bằng nhau, tán bột, trộn nước gừng làm viên, mỗi lần uống 6-9g, ngày 3 lần (Can Khương Nhân Sâm Bán Hạ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    Trị phụ nữ băng huyết:

       Can khương 6g, Tông bì và Ô mai đều 9g. Tất cả đốt cháy đen tán bột uống (Như Thánh Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    Kiêng kỵ:

       Can khương vị đại cay nên người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt đều không nên dùng.  Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ).

     

3. Bào khương- Vị thuốc từ gừng khô đã chế biến

     Củ gừng đồ cho chín rồi để trong mát cho đến khô, sao lửa to cho xém đen gọi là can bào khương. Bào khương có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, quy vào 6 kinh tâm, phế, vị, đại tràng, thận.

Công dụng, liều dùng:

     Làm ấm Tỳ và Vị, trừ hàn. Phòng dương suy, làm ấm phế và trừ đàm thấp.

     Ngày dùng 3-10 g.

Ứng dụng lâm sàng

     Nôn mửa do vị hàn Sinh đàm

       Bào khương 2 chỉ rưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 chén rưỡi nước sắc còn phân nửa uống.

     Sốt rét có tỳ hàn

       Bào khương tán bột khi cần dùng uống 3 chỉ với rượu nóng. Dùng Can khương, Quế chi và Tử tô có thể ấm bên trong mà làm cho ra mồ hôi.

      Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn:

       Bào khương tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

      Trị ỉa chảy do hàn:

       Bào khương 1 lượng đâm sao cho nóng đắp trên bụng đến Đơn điền (Dưới rốn đắp 1 vùng đường kính chừng 2-5cm). Dùng vải rịt lên chừng 1-2 giờ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

4. Vị thuốc thán khương

     Chế biến vị thuốc từ gừng này chế biến bằng cách thái lát dày gừng khô, sao cháy đen tồn tính.Thán khương có vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm.

Công dụng, liều dùng:

     Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch.

     Thán khương chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.

     Liều dùng: ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng

     Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn:

       Dùng Can khương (đốt cháy đen tồn tính) đem tán bột,  uống mỗi lần 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị nôn ra máu không cầm thuộc hư hàn:

       Khương thán (gừng đốt cháy) và Cam thảo đều 6g. Sắc uống với đồng tiện (Can Khương Cam Thảo Thang-Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

       Ngoài các vị thuốc trên, nhân dân cũng sử dụng vỏ gừng, lá gừng làm thuốc trong dân gian. Vỏ gừng có vị cay, tính mát chữa phù thũng. Là vỏ củ gừng phơi khô, cùng bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim). Phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân. Ngoài ra, lá gừng bọc thức ăn còn giúp ngừa ôi thiu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top