Sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh
Người bệnh viêm đại tràng hay bị tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn nên sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang một loại kháng sinh khác, thậm chí còn kết hợp nhiều loại kháng sinh trong cùng một đợt. Sử dụng quá nhiều kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc khiến người bệnh có nguy cơ bệnh kéo dài dai dẳng không có thuốc nào chữa trị.
Dùng kháng sinh trong một thời gian dài
Người viêm đại tràng không hề biết rằng sử dụng quá nhiều kháng sinh trong một thời gian dài gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vì các loại kháng sinh này tiêu diệt vi khuẩn có hại làm lành ổ viêm loét nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Sử dụng kháng sinh quá lâu khiến cũng khiến cho vi khuẩn dần nhờn thuốc, đồng thời khiến đại tràng người bệnh yếu dần đi.
Uống không đủ liều lượng
Sai lầm lớn nhất của người bệnh là dùng thuốc không đủ liều lượng, khi thấy đỡ là ngừng luôn mà không điều trị triệt để tận gốc. Khi đó vi khuẩn chỉ bị át chế chứ chưa bị tiêu diệt hết, nên hễ ăn uống không cẩn thận là sẽ bị lại. Vi khuẩn cũng vì vậy mà quen dần và kháng các loại kháng sinh đã uống.
Sử dụng thuốc không đạt tiêu chuẩn
Với thị trường thuốc đa dạng như hiện nay, người bệnh rất dễ mua phải thuốc giả, kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn như trên nhãn mác. Khi dùng thuốc không đủ liều lượng sẽ khiến vi khuẩn không những không bị tiêu diệt mà lại quen dần với độc tố của kháng sinh nên dễ dàng kháng thuốc kháng sinh.
Ngoài việc lưu ý loại bỏ những sai lầm thường gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đại tràng, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp tránh để bệnh tái phát. Cụ thể như sau:
Không nên uống rượu, bia, cà phê vì gây kích thích đại tràng. Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu.
Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Với người bị viêm đại tràng, một bữa ăn quá nhiều năng lượng, nhất là nhiều chất béo cũng có thể gây bau bụng. Do đó, nên chia nhiều bữa nhỏ để đảm bảo năng lượng.
Trong trường hợp bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…).
Nếu bị tiêu chảy, tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
Người bị viêm đại tràng mạn tính nên chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món ăn lạ.
Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân viêm đại tràng mạn phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, an tâm điều trị, có chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh