✴️ Sắt sulfat + Acid folic - Thuốc chống thiếu máu

CÔNG THỨC

Sắt (dạng sắt II sulfat).....................................................60 mg

Acid folic.........................................................................0,4 mg

Tá dược ………………............................................................v.đ.1 viên

 

TRÌNH BÀY

Vỉ 10 viên bao phim, hộp 10 vỉ, hộp 20 vỉ.

 

DƯỢC LỰC HỌC

Sắt (II) sulfat cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới hai dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt. Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C. Sắt (II) sulfat kết hợp với acid folic được dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Ngoài ra còn có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai.

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA và RNA. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu cho sự tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗn tràng. Hấp thu sắt còn phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,51mg sắt nguyên tố hằng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1-2 mg/ ngày ở phụ nữ hành kinh hằng ngày và có thể tăng tới 3-4 mg/ ngày ở phụ nữ mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh.

Acid folic : thuốc giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non. Thuốc được tích trữ ở gan và tập trung tích cực ở dịch não tủy. Đào thải qua nước tiểu 4- 5 mg mỗi ngày. Uống acid folic liều cao làm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

 

CHỈ ĐỊNH

Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.

Bổ sung sắt và acid folic vào trong chế độ ăn.

Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai, người đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat, người đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lean.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm Hemosi-derin và thiếu máu tan huyết.

Hẹp thực quản và túi cùng đường tiêu hóa.

Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi.

Không dùng cho người thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Loét dạ dày - ruột tiến triển, viêm loét ruột kết.

 

TƯƠNG TÁC THUỐC

Tránh phối hợp thuốc với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.

Sắt có thể bị giảm hấp thu nếu dùng cùng lúc với các thuốc kháng acid folic như: acid carbonic, natri carbonat, magnesi trisilicat, nước chè.

 

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Ít gặp: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

THẬN TRỌNG KHI DÙNG

Cần thận trọng cho người bệnh có khối u phụ thuộc folat.

Thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.

Không uống thuốc khi nằm.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

+ Được dùng để bổ sung sắt và acid folic cho phụ nữ có thai.

+ Acid folic bài tiết qua sữa mẹ, mẹ cho con bú dùng được sắt sulfat - acid folic.

Tác động của thuốc khi lái tàu xe: Thuốc dùng cho người lái tàu xe và điều khiển máy móc.

 

CÁCH DÙNG - LIỀU DÙNG

Dùng đường uống.

Theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc theo liều sau:

Bổ sung chế độ ăn:

+ Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1 viên/ngày.

+ Phụ nữ mang thai: uống 1 viên/ngày.

Điều trị:

+ Người lớn: uống 1 viên/lần, ngày 2 lần.

+ Trẻ em > 12 tuổi: uống 1 viên/lần, ngày 1 lần.

 

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ

Liều gây độc: 30 - 60 mg/kg thể trọng. Liều gây chết có thể từ 80 - 250 mg sắt. Liều  gây chết thấp nhất cho trẻ em được thông báo là 650 mg sắt.

Triệu chứng quá liều: đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, kèm ra máu mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Lúc này có thể có một giai đoạn tưởng như đã bình phục, không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6 -24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch. Một số biểu hiện như: sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê. Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao. Trong giai đoạn hồi phục có thể có sơ gan, hẹp môn vị.

Xử trí: rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Sau khi rửa dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin vào dạ dày (trường hợp nặng tiêm deferoxamin đầu tiên) và điều trị hỗ trợ khác: nâng cao huyết áp nếu cần, thẩm phân nếu có suy thận, điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải.

Tuy nhiên với liều dùng trên sẽ không gây triệu chứng quá liều.

 

HẠN DÙNG

24 tháng kể từ ngày sản xuất.

 

CHÚ Ý

Thông tin về thuốc và biệt dược có trên website chỉ mang tính chất tham khảo.

Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Thầy thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top