✴️ Symbicort Turbuhaler - AstraZeneca (Anh)

Nội dung

THÀNH PHẦN

Mỗi liều phóng thích (liều qua đầu ngậm) chứa:

Hoạt chất: budesonide 160mcg/ liều hít và formoterol fumarate dihydrate 4,5mcg/ liều hít.

Symbicort Turbuhaler 160/4,5mcg/ liều phóng thích cùng một lượng budesonide và formoterol như các đơn sản phẩm Turbuhaler tương ứng, như là budesonide 200mcg/ liều hít (liều định chuẩn) và formoterol 6mcg/ liều hít (liều định chuẩn) tương đương với 4,5mcg/ liều hít (liều phóng thích).

Tá dược: Lactose monohydrate 730mcg/ liều

 

CÔNG DỤNG (CHỈ ĐỊNH)

Hen suyễn

Symbicort được chỉ định trong điều trị thường xuyên bệnh hen (suyễn) khi cần điều trị kết hợp corticosteroid dạng hít và chất chủ vận bêta-2 có tác dụng kéo dài dạng hít:

Bệnh nhân không được kiểm soát tốt với corticosteroid dạng hít và chất chủ vận bêta-2 dạng hít tác dụng ngắn sử dụng ‘khi cần thiết’.

Hoặc

Bệnh nhân đã được kiểm soát tốt bằng corticosteroid dạng hít và chất chủ vận bêta-2 tác dụng kéo dài trong từng ống hít riêng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (FEV1 < 50% so với giá trị bình thường ước tính) và tiền sử nhiều lần có cơn kịch phát, là những người có các triệu chứng đáng kể mặc dù được điều trị thường xuyên bằng các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

 

LIỀU DÙNG

Hen suyễn

Symbicort không dùng để điều trị khởi đầu cho bệnh hen. Liều cần dùng của budesonide hoặc formoterol tùy thuộc theo từng bệnh nhân và nên được điều chỉnh theo mức độ nặng của bệnh. Điều này nên được xem xét cả khi bắt đầu điều trị với các chế phẩm phối hợp cũng như khi điều chỉnh liều duy trì. Nếu một bệnh nhân cần liều kết hợp khác với những liều có sẵn trong ống hít phối hợp, thì nên kê toa thêm các liều cần thiết của chất chủ vận bêta-2 và/ hoặc corticosteroid trong các ống hít riêng biệt.

Nên điều chỉnh đến liều thấp nhất mà vẫn duy trì hiệu quả kiểm soát triệu chứng. Bệnh nhân nên được bác sỹ tái đánh giá thường xuyên để liều lượng Symbicort vẫn được duy trì tối ưu. Khi việc kiểm soát triệu chứng được duy trì lâu dài với liều khuyến cáo thấp nhất, bước kế tiếp là tính đến việc dùng corticosteroid đường hít riêng lẻ.

Đối với Symbicort có hai xu hướng điều trị:

Liệu pháp điều trị duy trì bằng Symbicort: Symbicort được dùng để điều trị duy trì thường xuyên kèm với thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh riêng lẻ khi cần cắt cơn.

Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort (Symbicort SMART: Symbicort Maintenance And Reliever Therapy): Symbicort được dùng để điều trị duy trì thường xuyên và dùng thêm khi cần thiết giảm triệu chứng hen.

Liệu pháp điều trị duy trì bằng Symbicort:

Bệnh nhân được khuyên luôn có sẵn thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh để cắt cơn.

Liều khuyến cáo của Symbicort:

Người lớn (≥ 18 tuổi): 1 - 2 hít, 2 lần/ ngày. Một số bệnh nhân có thể cần liều lên đến tối đa 4 hít/ lần, 2 lần/ngày.

Trẻ vị thành niên (12 - 17 tuổi): 1 - 2 hít/ lần, 2 lần/ ngày.

Trong thực hành lâm sàng, khi đạt được sự kiểm soát triệu chứng với phác đồ 2 lần/ ngày, việc điều chỉnh đến liều thấp nhất có hiệu quả có thể gồm việc sử dụng Symbicort 1 lần/ ngày, nếu theo ý kiến của bác sỹ điều trị là vẫn cần một thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để duy trì kiểm soát hen.

Việc tăng sử dụng ống hít riêng chứa thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh cho thấy bệnh hen đang diễn tiến nặng hơn và cần phải đánh giá lại liệu pháp điều trị hen.

Trẻ em ( ≥ 6 tuổi): Đã có loại hàm lượng thấp hơn cho trẻ 6 - 11 tuổi.

Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort (Symbicort SMART)

Bệnh nhân dùng liều duy trì Symbicort mỗi ngày và dùng thêm Symbicort khi cần thiết để giảm triệu chứng hen. Bệnh nhân được khuyên luôn luôn đem theo Symbicort để sử dụng khi cần giảm triệu chứng.

Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort nên được xem xét đặc biệt ở các bệnh nhân sau:

Không được kiểm soát triệu chứng hen tốt và thường xuyên cần dùng thuốc giảm triệu chứng.

Trước đây đã có các đợt hen kịch phát cần can thiệp y khoa.

Cần theo dõi kỹ các biến cố ngoại ý có liên quan đến liều ở bệnh nhân thường xuyên dùng các liều cao Symbicort khi cần thiết.

Liều khuyến cáo:

Người lớn ( ≥ 18 tuổi): Liều duy trì khuyến cáo là 2 hít/ ngày, một liều hít buổi sáng và 1 liều hít buổi tối hoặc 2 liều hít vào buổi sáng hoặc buổi tối. Một số bệnh nhân có thể cần dùng liều duy trì 2 hít, 2 lần/ ngày. Bệnh nhân nên dùng thêm 1 liều hít khi cần thiết để giảm triệu chứng. Nếu triệu chứng vẫn còn sau vài phút, nên dùng thêm 1 liều hít nữa. Không dùng quá 6 liều hít trong 1 lần.

Tổng liều mỗi ngày thông thường không quá 8 hít; tuy nhiên tổng liều mỗi ngày lên đến 12 hít có thể dùng trong một khoảng thời gian giới hạn. Bệnh nhân dùng hơn 8 hít/ ngày phải đi khám lại. Những bệnh nhân này nên được tái đánh giá và xem xét lại liệu pháp duy trì.

Trẻ em và trẻ vị thành niên < 18 tuổi: Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort không khuyến cáo dùng cho trẻ em và trẻ vị thành niên.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Liều khuyến cáo:

Người lớn: 2 hít/ lần, 2 lần/ ngày.

 

THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Các nhóm bệnh nhân đặc biệt: Không cần dùng liều đặc biệt ở người cao tuổi. Chưa có dữ liệu về việc dùng Symbicort ở bệnh nhân suy gan hay suy thận. Vì budesonide và formoterol được thải trừ chủ yếu qua chuyển hóa ở gan nên nồng độ thuốc sẽ tăng ở bệnh nhân xơ gan nặng.

 

HƯỚNG DẪN ĐỂ DÙNG TURBUHALER ĐÚNG CÁCH

Turbuhaler là một dụng cụ được vận hành bởi dòng khí hít vào, điều này có nghĩa là khi bệnh nhân hít qua đầu ngậm thì thuốc sẽ theo không khí được hít vào trong đường hô hấp.

Chú ý quan trọng: Cần phải hướng dẫn bệnh nhân các điều sau:

Đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng ở phần cuối của toa thuốc.

Hít mạnh và sâu qua đầu ngậm để đảm bảo liều tối ưu sẽ được phóng thích vào phổi.

Không được thở ra qua đầu ngậm.

Đậy nắp Symbicort Turbuhaler sau khi sử dụng.

Súc miệng sau khi hít liều duy trì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm ở hầu-họng. Nếu có nấm ở hầu họng, bệnh nhân cũng phải súc miệng bằng nước sau khi hít các liều khi cần thiết.

Bệnh nhân có thể không cảm nhận vị thuốc hoặc không cảm thấy có thuốc sau khi hít bằng Turbuhaler vì lượng thuốc trong mỗi liều rất nhỏ.

 

KHÔNG SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP SAU (CHỐNG CHỈ ĐỊNH)

Quá mẫn (dị ứng) với budesonide, formoterol hay lactose (trong đó có chứa lượng nhỏ protein sữa).

Dược lực học

Nhóm dược trị liệu: thuốc cường giao cảm và các thuốc khác dùng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

Mã ATC: R03AK07.

 

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG DƯỢC LỰC HỌC

Symbicort chứa formoterol và budesonide, các chất này có những phương thức tác động khác nhau và cho thấy có tác động cộng hợp làm giảm các đợt kịch phát hen (suyễn).

Các đặc tính chuyên biệt của budesonide và formoterol cho thấy sản phẩm kết hợp 2 hoạt chất này có thể dùng như liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen hoặc như liệu pháp điều trị duy trì.

Budesonide

Budesonide là một glucocorticosteroid mà khi dùng đường hít sẽ cho tác động kháng viêm phụ thuộc liều tại đường hô hấp, làm giảm các triệu chứng và ít xảy ra các đợt kịch phát hen suyễn. Budesonide đường hít có ít tác dụng ngoại ýnặng so với khi dùng corticosteroid toàn thân. Cơ chế chính xác đối với tác động kháng viêm này của glucocorticosteroid vẫn chưa được biết.

Formotero

Formoterol là chất chủ vận bêta-2 chọn lọc mà khi dùng đường hít sẽ gây giãn cơ trơn phế quản nhanh và kéo dài ở bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp có thể hồi phục. Tác động giãn phế quản phụ thuộc vào liều với thời gian khởi phát trong vòng 1 - 3 phút. Thời gian tác động kéo dài tối thiểu 12 giờ sau khí dùng liều đơn.

Symbicort Turbuhaler

Hen suyễn

Hiệu quả lâm sàng của liệu pháp điều trị duy trì bằng Symbicort

Các thử nghiêm lâm sàng ở người lớn cho thấy việc bổ sung tormoterol vào budesonide giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn và chức năng phổi, và làm giảm các đợt kịch phát hen suyễn. Trong hai nghiên cứu 12 tuần, tác động trên chức năng phổi của Symbicort tương đương với tác động của các kết hợp dùng chung 2 đơn sản phẩm budesonide và formoterol và có hiệu quả hơn tác động của budesonide dùng riêng lẻ. Tất cả các nhánh điều trị đều sử dụng một thuốc chủ vận bêta-2 tác dụng ngắn khi cần thiết. Không có dấu hiệu về sự suy giảm tác động điều trị hen khi dùng kéo dài.

Trong một nghiên cứu trên trẻ em trong 12 tuần, 85 trẻ em độ tuổi 6 - 11 đã được điều trị với liều duy trì Symbicort (2 liều hít 80/4,5mcg/ liều, 2 lần/ ngày) và một chất chủ vận bêta-2 tác dụng ngắn khi cần thiết. Kết quả cho thấy chức năng phổi đã được cải thiện và bệnh nhân dung nạp tốt với trị liệu so với khi dùng liều budesonide Turbuhaler tương ứng.

Hiệu quả lâm sàng của liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort

Tổng số 12.076 bệnh nhân hen đã tham gia trong 5 thử nghiệm mù đôi đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Symbicort (4.447 người được chọn ngẫu nhiên vào liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort) trong 6 hoặc 12 tháng. Được chọn vào thử nghiệm là những bệnh nhân vẫn còn triệu chứng hen mặc dù đã dùng glucocorticosteroid đường hít. Liệu pháp điều trị duy trì và giảm triệu chứng hen bằng Symbicort cho thấy thuốc làm giảm các đợt hen kịch phát nặng có ý nghĩa thống kê và quan trọng về lâm sàng cho tất cả các so sánh ở cả 5 nghiên cứu. Một nghiên cứu so sánh Symbicort điều trị duy trì + dùng thêm khi cần (Symbicort SMART: Symbicort Maintenance And Reliever Therapy) với Symbicort dùng liều duy trì cao + terbutaline để giảm triệu chứng khi cần thiết (nghiên cứu 735) và một nghiên cứu so sánh Symbicort điều trị duy trì + dùng thêm khi cần (Symbicort SMART) với Symbicort ở liều duy trì tương đương + formoterol hoặc terbutaline để giảm triệu chứng (nghiên cứu 734) (Bảng 1). Trong nghiên cứu 735, chức năng phổi, việc kiểm soát triệu chứng và dùng thuốc cắt cơn tương đương nhau ở tất cả các nhóm điều trị. Trong thử nghiêm 734, triệu chứng và số làn dùng thuốc cắt cơn đều giảm và chức năng phổi được cải thiện ở nhóm Symbicort SMART so với hai nhóm điều trị. Kết quả kết hợp 5 nghiên cứu trên bệnh nhân dùng Symbicort để duy trì và giảm triệu chứng hen (SMART) cho thấy về mặt trung bình, thời gian không cần dùng thuốc giảm triệu chứng chiếm tỷ lệ 57% thời gian điều trị. Không có dấu hiệu lờn thuốc theo thời gian.

a Đợt hen cấp nặng phải nhập viện hoặc điều trị tại khoa phòng cấp cứu hoặc phải điều trị bằng steroid uống.

b Giảm tần suất đợt kịch phát hen có ý nghĩa thống kê (P < 0,01) ở cả hai so sánh.

Trong 2 nghiên cứu khác với bệnh nhân cần khám bác sỹ do có triệu chứng hen cấp, Symbicort làm giảm nhanh và có hiệu quả đối với tình trạng chít hẹp phế quản tương tự như salbutamol và tormoterol.

 

COPD

Tác động của Symbicort trên chức năng phổi và tỉ lệ các cơn kịch phát (được xác định bằng số đợt dùng steroid đường uống và/hoặc số đợt dùng kháng sinh và/hoặc số lần nhập viện) ở các bệnh nhân COPD nặng đã được đánh giá trong 2 nghiên cứu 12 tháng. Khi chọn vào nghiên cứu, số trung vị của thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu (median FEV1) là 36% so với giá trị bình thường dự đoán. Số đợt kịch phát trung bình mỗi năm (được định nghĩa như trên) giảm đáng kể ở nhóm dùng Symbicort so với nhóm chỉ dùng formo.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu

Symbicort Turbuhaler và các đơn sản phẩm tương ứng đã được chứng tỏ là tương đương về mặt sinh học đối với nồng độ và thời gian tiếp xúc toàn thân của budesonide và formoterol. Mặc dù vậy, tình trạng ức chế cortisol tăng nhẹ sau khi dùng Symbicort so với đơn trị liệu đã được ghi nhận. Sự khác biệt được xem là không ảnh hưởng đến tính an toàn trên lâm sàng.

Không có bằng chứng về tương tác dược động học giữa budesonide và formoterol.

Các tham số dược động học của các chất tương ứng là tương tự nhau sau khi dùng budesonide và tormoterol riêng lẻ hoặc dùng Symbicort Turbuhaler. Đối với budesonide, AUC tăng nhẹ, tốc độ hấp thu nhanh hơn và nồng độ tối đa trong huyết tương cao hơn sau khi dùng phối hợp. Đối với tormoterol, nồng độ tối đa trong huyết tương là tương tự sau khi dùng phối hợp. Budesonide hít được hấp thu nhanh chóng và nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 30 phút sau khi hít. Các nghiên cứu cho thấy lượng budesonide định vị trung bình trong phổi qua Turbuhaler thay đổi từ 32 đến 44% liều phóng thích. Độ khả dụng sinh học toàn thân khoảng 49%) liều phóng thích.

Formoterol hít được hấp thu nhanh chóng và nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 10 phút sau khi hít. Trong các nghiên cứu, lượng formoterol định vị trung bình trong phổi khi hít qua Turbuhaler thay đổi từ 28 đến 49% liều phóng thích. Độ khả dụng sinh học toàn thân khoảng 61%) liều phóng thích.

Phân bố và chuyển hóa

Độ gắn kết protein huyết tương khoảng 50% đối với formoterol và 90% đối với budesonide.

Thể tích phân bố khoảng 4L/kg đối với tormoterol và 3L/kg đối với budesonide. Formoterol bị bất hoạt qua các phản ứng liên hợp (các chất chuyển hóa khử O-metyl và khử formyl có hoạt tính được hình thành, nhưng chúng được tìm thấy chủ yếu ở dạng liên hợp không hoạt tính). Budesonide qua một sự chuyển dạng sinh học mạnh (khoảng 90%) khi lần đầu tiên qua gan thành các chất chuyển hóa có hoạt tính glucocorticosteroid thấp. Hoạt tính glucocorticosteroid của các chất chuyển hóa chính (6β-hydroxy-budesonide và 16α-hydroxy-prednisolone) thì ít hơn 1% so với hoạt tính đó của budesonide. Không có thông tin về bất cứ sự tương tác về chuyển hóa hoặc phản ứng dịch chuyển nào giữa formoterol và budesonide.

Thải trừ

Phần lớn liều formoterol được chuyển hóa qua gan sau đó bài tiết ra thận. Sau khi hít, 8 - 13% liều phóng thích của formoterol được bài tiết dưới dạng không chuyển hóa vào nước tiểu. Formoterol có độ thanh thải toàn thân cao (khoảng 1,4L/phút) và thời gian bán thải pha cuối trung bình là 17 giờ.

Budesonide được thải trừ qua sự chuyển hóa chủ yếu bằng sự xúc tác bởi CYP3A4. Các chất chuyển hóa của budesonide được tiết ra nước tiểu ở dạng tự do hoặc dạng kết hợp. Chỉ có một lượng không đáng kể budesonide không đổi được tìm thấy trong nước tiểu. Budesonide có độ thanh thải toàn thân cao (khoảng 1,2L/phút) và thời gian bán thải sau khi tiêm tĩnh mạch trung bình là 4 giờ.

Dược động học của budesonide hoặc formoterol ở bệnh nhân suy thận vẫn chưa biết. Nồng độ và thời gian tiếp xúc của budesonide và formoterol có thể tăng ở bệnh nhân có bệnh gan.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top