Trivita BF

Nội dung

Trivita BF là gì?

Điều trị đau nhức thần kinh, đau nhức gân và bắp thịt, thấp khớp. Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, sút cân. Nghiện rượu và nhiễm độc rượu.

Thành phần

  • Dược chất chính: Thiamin Mononitrat

  • Loại thuốc: Khoáng chất và Vitamin

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 10 Vỉ x 10 Viên, Viên nén bao phim

Công dụng 

  • Các trường hợp thiếu Vitamin nhóm B, đau đầu, trẻ em suy nhược chậm lớn.

  • Dự phòng và điều trị trong trường hợp thiếu các vitamin hướng thần kinh.

  • Điều trị trong trường hợp bất ổn về hệ thần kinh như đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh mắt, viêm dây thần kinh do tiểu đường và do rượu, viêm đa dây thần kinh, dị cảm, hội chứng vai cánh tay, suy nhược thần kinh, đau thần kinh tọa và co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương.

  • Bệnh zona.

  • Dự phòng và điều trị chứng buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai.

  • Thiếu máu do thiếu vitamin B6 và vitamin B12.

  • Đau nửa đầu hay những rối loạn tuần hoàn khác.

  • Hồi phục và duy trì sức khỏe sau khi bệnh, trong thời gian làm việc quá sức hay đối với những người già.

Liều dùng

Cách dùng

Dùng đường uống

Liều dùng

Khuyến nghị:

  • Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

  • Trẻ em: 1 viên x 1 lần/ngày.

  • Hoặc dùng theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Tác dụng phụ 

  • Vitamin B1: Đôi khi xảy ra phản ứng quá mẫn và một số tác dụng phụ khác như cảm giác ấm áp, cảm giác kim châm, ngứa, đau, nổi mày đay, yếu sức, đổ mồ hôi, nôn, mất ngủ, nghẹn cổ họng, phù mạch, suy hô hấp, chứng xanh tím, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, giãn mạch và hạ huyết áp thoáng qua, trụy mạch và tử vong.

  • Vitamin B6: Dùng liều cao vitamin B6 trong thời gian dài có thể làm tiến triển nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi.

  • Vitamin B12: Hiếm gặp các tác dụng ngoại ý như phản vệ, sốt, phản ứng dạng trứng cá, nổi mày đay, ngứa, đỏ da.

Lưu ý

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với vitamin B1, vitamin B6 và các thành phần khác của thuốc.
  • Có tiền sử dị ứng với các cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan).
  • U ác tính: do vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm khối u tiến triển.
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema).

Thận trọng khi sử dụng

  • Hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc cho trẻ em chưa được đánh giá.

  • Không dùng vitamin B12 cho bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu vitamin B12 mà không được chẩn đoán trước.

Tương tác thuốc

  • Vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ.

  • Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế men dopa decarboxylase.

  • Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh.

  • Một số thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicillamin và các thuốc tránh thai đường uống.

  • Vitamin B12: sự hấp thu qua đường tiêu hóa có thể giảm do neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc đối kháng histamin H2 và colchicin.

  • Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể giảm khi dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống.

  • Dùng cloramphenicol đường ngoài ruột có thể làm giảm hiệu quả của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.

  • Thai kỳ : Không dùng chế phẩm này cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.
  • Lúc nuôi con bú : Vitamin B6 có thể ức chế sự tiết sữa do ngăn chặn tác động của prolactin.
return to top