✴️ Đau vùng xương chậu và những điều cần biết

Đau vùng xương chậu là tình trạng đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục. Triệu chứng này thường gặp ở chị em phụ nữ tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở nam giới, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc đau ở xương chậu hoặc trong các cơ quan nội tạng không liên quan đến sinh sản như bàng quang, đại tràng. Ở phụ nữ đau vùng xương chậu thường là dấu hiệu cho thấy các cơ quan sinh sản (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo) đang có vấn đề.

Đau vùng xương chậu là tình trạng đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục.

Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu

Các nguyên nhân có thể gây ra đau vùng xương chậu ở cả nam giới và phụ nữ bao gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Các bệnh lý ở bàng quang
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm thận hoặc sỏi thận
  • Rối loạn đường ruột
  • Các bệnh về thần kinh
  • Thoát vị bẹn
  • Bệnh liên quan đến xương chậu
  • Xương chậu bị gãy

Các nguyên nhân gây ra đau vùng chậu ở phụ nữ có thể là:

  • Có thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Sự rụng trứng
  • Đau bụng co thắt do kinh nguyệt
  • U nang buồng trứng hoặc các bệnh liên quan đến buồng trứng khác
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

Làm thế nào để tìm ra nguyên nhân gây đau vùng xương chậu?

Để xác định nguyên nhân gây đau vùng xương chậu, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh.

Để xác định nguyên nhân gây đau vùng xương chậu, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh. Sau đó tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Xét nghiệm mang thai ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ
  • Nuôi cấy dịch âm đạo
  • Chụp X quang vùng bụng và vùng xương chậu
  • Xét nghiệm đo mật độ xương
  •  Phẫu thuật nội soi chẩn đoán (thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp các cấu trúc trong khung chậu và vùng bụng).
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi buồng tử cung (thủ thuật để kiểm tra tử cung)
  • Nội soi đường tiêu hóa dưới (kiểm tra bên trong trực tràng, một phần hoặc toàn bộ đại tràng).
  • Siêu âm (sử dụng sóng âm để cung cấp hình ảnh của các cơ quan nội tạng).
  • Chụp CT bụng và khung chậu (sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh một mặt cắt ngang của cơ thể).

Điều trị đau vùng xương chậu

Việc điều trị đau vùng xương chậu phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ đau đớn, và tần suất đau xảy ra. Đôi khi đau vùng xương chậu được điều trị bằng thuốc, kể cả kháng sinh nếu cần. Nếu đau là do vấn đề ở một trong các cơ quan vùng xương chậu, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật hoặc các phương pháp khác. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin về các phương pháp điều trị khác nhau cho đau vùng xương chậu.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top