CÔNG THỨC
Vitamin D3 - 1000 IU.
Tá dược vừa đủ 1 đủ viên.
QUY GÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 10 vỉ x 10 viên. Hộp 1 chai x 100 viên.
DƯỢC LỰC HỌC
Vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình biệt hóa tế bào biểu mô. Nếu thiếu vitamin D3 cơ thể sẽ không hấp thu đủ calci và phospho gây nên hậu quả còi xương, chậm lớn ở trẻ em; xốp xương, loãng xương ở người lớn.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Vitamin D3 được hấp thu ở ruột non và được hydroxyl hóa ở gan tạo 25 - hydroxycolealciferol. Chất này tiếp tục được hydroxyl hóa ở thận tạo thành những chất chuyển hóa hoạt động là 1,25 - dihydroxycolecalciferol. Vitamin D3 được đào thải chủ yếu qua mật và phân, chỉ một lượng nhỏ qua nước tiểu.
CHỈ ĐỊNH
Điềutrị còi xương do dinh dưỡng hoặc do kháng vitamin D hạ phosphat máu.
Điểu trị loạn dưỡng xương do thận, loãng xương kể cả loãng xương do corticosteroid.
Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với bất cứ thành phần nàocủa thuốc. Tăng calci máu, hoặc ngộ độc vitamin D.
THẬN TRỌNG
Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên sử dụng vitamin D quá liều khuyến cao (RDA) cho phụnữ có thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không nên dùng đồng thời vitamin D3 và cholestyramin hoặc dầu khoáng vì ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D3 ở ruột. Dùng vitamin D3 cùng với thuốc lợi tiểu thiazid có thể dẫn đến tăng calci huyết.
Phenobarbital, phenytoin và corticosteroid làm mất hoặc giảm tác dụng của vitamin D3.
Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với glycosid trợ tim vì có thể dẫn đến loạn nhịp.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Dùng vitamin D không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi dùng liều cao hoặc kéo dài với các biểu hiện thường gặp như: mệt, đau đầu, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, giảm trương lực.
cơ, đau cơ, đau xương, dễ bị kích thích,.... hiếm gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Khi quá liều sẽ xuất hiện các triệu chứng: tăng calci huyết, tăng calci niệu, biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, táo bón, tăng huyết áp.
Xử trí: ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn ít calci, uống nhiều nước hoặc truyển dịch. Có thể dùng corticosteroid, các thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như: furosemid và acid ethacrynic) hoặc lọc máu nhân tạo, thẩm tách màng bụng nếu cần.
Nếu ngộ độc vitamin D cấp thì gây nôn hoặc rửa dạ dày, cũng có thể dùng dầu khoáng để thúc đẩy thải trừ qua phân khi thuốc đã qua dạ dày.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Điều trị còi xương do dinh dưỡng:
Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: uống 6.000 IU/ ngày.
Trẻ em trên 12 tuổi đến 18 tuổi: uống 10.000 IU/ ngày.
Còi xương kháng vitamin D hạ phosphat máu: Người lớn: uống 10.000 IU - 60.000 IU/ ngày.
Loạn dưỡng xương do thận: Người lớn: uống 20.000 IU/ ngày.
Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp: Người lớn: uống 25.000 IU - 200.000 IU/ ngày.
Loãng xương: Người lớn: uống 1.000 IU- 10.000 IU/ ngày.
Lưu ý:
Vitamin D3 được bào chế dưới dạng viên nang mềm,chỉ thích hợp cho những trẻ nuốt viên thuốc được. Với những trẻ chưa đủ khả năng nuốt viên thuốc, cần tìm dạng bào chế thích hợp hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh