Trong một số trường hợp, tokophobia cũng có thể dẫn đến việc sợ mang thai hoặc khiến người mắc muốn tránh mang thai ngay cả khi họ muốn có con. Một báo cáo về trường hợp tokophobia năm 2012 được công bố trên Tạp chí Tâm thần ước tính rằng có tới 13% phụ nữ không mang thai cho biết họ có nỗi sợ sinh con đủ mạnh để khiến họ muốn tránh mang thai.
Có hai loại tokophobia khác nhau là nguyên phát và thứ phát
Ngoài ra, một số người có thể mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) sau một ca sinh nở khó khăn. Điều này có thể liên quan đến tokophobia nhưng hai hội chứng này không hoàn toàn giống nhau.
Tâm lý sợ hãi sinh con là đặc điểm lớn nhất của chứng tokophobia, nhưng nó không phải là đặc điểm duy nhất. Tolophobia cũng có những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu. Điều này có thể ảnh hưởng đến một số khía cạnh của cuộc sống, từ giấc ngủ đến chế độ ăn uống cho đến tâm trạng.
Các triệu chứng phổ biến của tokophobia bao gồm:
Giống như các chứng bệnh tâm lý khác, tokophobia được chẩn đoán bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ, chẳng hạn như nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần. Trong một số trường hợp, bác sĩ sản phụ khoa có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bạn. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tokophobia, rối loạn căng thẳng sau sang chấn và trầm cảm sau sinh. Tất cả những điều này có thể có các triệu chứng giống nhau khó phân biệt, nhưng lại cần các phương pháp điều trị khác nhau.
Không phải lúc nào cũng có lý do rõ ràng giải thích cho việc tại sao một người nào đó bị chứng tokophobia. ĐIều này có thể là kết quả của sự tích lũy lâu dài những suy nghĩ, nỗi sợ hãi, kinh nghiệm và định kiến về việc sinh con trong suốt cuộc đời của một người. Tuy nhiên, có một số yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng tokophobia.
Nỗi sợ y tế
Những người mắc chứng tokophobia có thể có những nỗi sợ hãi y tế nói chung như nỗi sợ bác sĩ, bệnh viện, sợ đau… Họ cũng có thể là nạn nhân của sơ suất y tế hoặc từng bị đối xử không tốt khi vào viện và thiếu tin tưởng vào năng lực của các chuyên gia y tế. Họ cũng có thể quá lo lắng khi nhận thức được những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra khi sinh nở.
Trải nghiệm không tốt về tình dục trước đó
Nỗi sợ hãi xung quanh việc sinh con có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tình dục tồi tệ trong quá khứ, cho dù chúng xảy ra trong thời thơ ấu hay khi trưởng thành.
Trải nghiệm sinh trước đó
Ở những người mắc chứng tokophobia thứ phát (những người đã từng sinh con), nỗi sợ hãi có thể tương tự như rối loạn căng thẳng sau sang chấn nếu trải nghiệm sinh nở của bạn đặc biệt đau đớn, khó khăn hoặc phức tạp. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn bị sảy thai, thai chết lưu hoặc phá thai. Tuy nhiên, tokophobia thứ phát cũng có thể phát sinh sau những lần sinh “bình thường” hoặc khỏe mạnh trước đó.
Tiền sử lo âu và trầm cảm
Những người có vấn đề tâm lý lo lắng và trầm cảm, có thể sẽ phát triển chứng tokophobia. Có một số bằng chứng cho thấy rằng trầm cảm trước khi sinh có thể làm tăng khả năng mắc chứng tokophobia, mặc dù nó không quá phổ biến.
Hội chứng sợ sinh con tokophobia cũng có thể được điều trị. Hai con đường chính để điều trị chứng tokophobia là trị liệu và dùng thuốc.
Trị liệu
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý và liệu pháp tiếp xúc đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị chứng ám ảnh sợ hãi và các rối loạn liên quan đến lo âu khác. Bạn cần tìm một nhà tâm lý trị liệu có kinh nghiệm chuyên môn để chăm sóc sức khỏe tâm thần trước khi sinh cho mình.
Thuốc
Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs), thuốc benzodiazepine và thuốc chẹn beta có thể là những loại thuốc được bác sĩ cân nhắc trong phác đồ điều trị. Bạn sẽ cần đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn. Bác sĩ có thể giúp xác định loại thuốc nào an toàn trong thời kỳ mang thai cho bạn.
Một trong những cách tốt nhất để đối phó với chứng tokophobia là chia sẻ những lo lắng vấn đề của bạn với các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Trong khi hầu hết những người mang thai không có nỗi ám ảnh về việc sinh nở thì nhiều người lại lo lắng và quan ngại về quá trình sinh nở. Bác sĩ sản phụ khoa nên có một số kinh nghiệm trong việc nói chuyện với bệnh nhân về thực tế cả những điều tích cực và tiêu cực của việc sinh nở an toàn, cũng như các lựa chọn giảm đau trong khi sinh để các thai phụ có thể yên tâm hơn. Điều này có thể hữu ích với những người có chứng tokophobia do sợ đau khi sinh.
Nếu nỗi sợ sinh con có liên quan đến các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương tình dục trong quá khứ, không tin tưởng vào chuyên môn của bác sĩ hoặc một lần sinh nở đau thương trước đó, chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, giảm bớt hoặc loại bỏ nỗi ám ảnh của bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh