Zestoretic

Thuốc Zestoretic là gì ?

Thuốc Zestoretic 20 có thành phần là Lisinopril; Hydrochlorothiazide có tác dụng điều trị tăng HA nguyên phát.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Lisinopril; Hydrochlorothiazide

  • Loại thuốc: Thuốc tim mạch

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén, Hộp 2 vỉ x 14 viên; 20mg

Công dụng

Thuốc Zestoretic 20 có thành phần là Lisinopril; Hydrochlorothiazide có tác dụng điều trị tăng HA nguyên phát.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống

Liều dùng

  • Khởi đầu 1 viên(10mg/12.5mg) x 1 lần/ngày, nên dùng cùng thời điểm.

  • Sau 2-4 tuần có thể tăng 2 viên ngày 1 lần.

  • Bệnh nhân suy thận nhẹ (ClCr 30-80 mL/phút): 5-10 mg/ngày.

  • Suy thận trung bình & nặng (ClCr < 30 mL/phút): tránh dùng.

Tác dụng phụ 

Chóng mặt, nhức đầu, ho, mệt mỏi, hạ HA, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khô miệng, nổi mẩn, bệnh gout, táo bón, đánh trống ngực, đau thắt cơ, yếu cơ, dị cảm, vô cảm, bất lực.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Hạ huyết áp và mất cân bằng nuớc/điện giải: hạ huyết áp có triệu chứng ít khi gặp ở các bệnh nhân cao huyết áp chưa biến chứng nhưng lại thường thấy rối loạn nước điện giải xảy ra trong lúc điều trị trước kia bằng thuốc lợi tiểu, chế độ hạn chế muối, thẩm phân nôn ói hoặc tiêu chảy. Nên kiểm tra định kỳ các chất điện giải đồ trong huyết thanh những thời khoảng thích hợp.

  • Cần cân nhắc kỹ cho những bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoặc có bệnh lý mạch máu não hạ huyết áp quá mức có thể gây ra nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

  • Nếu xảy ra tình trạng tụt huyết áp, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, truyền tĩnh mạch dung dịch mặn đẳng trương khi cần. Sau khi phục hồi huyết áp và thể tích tuần hoàn cần thiết, có thể bắt đầu trị liệu với liều thấp hoặc dùng các thành phần một cách thích hợp.

  • Tổn thương chức năng thận: Thiazide không phải là thuốc lợi tiểu thích hợp cho các bệnh nhân tổn thương chức năng thận và tỏ ra không có hiệu quả khi độ thanh thải creatinine ≤ 30 ml/phút (tức là suy thận nặng). Không nên dùng Linoritic Forte cho những bệnh nhân tổn thương chức năng thận nặng.

  • Bệnh gan: cần thận trọng khi dùng thiazide cho những bệnh nhân có tổn thương chức năng gan hoặc bệnh gan tiến triển, cao huyết áp thay đổi nhỏ trong cân bằng nước điện giải có thể khởi phát cơn hôn mê gan.

  • Phẫu thuật và các biện pháp vô cảm: trên những bệnh nhân phải trải qua các phẫu thuật lớn hoặc dùng các thuốc vô cảm có nguy cơ gây hạ áp, Linoritic Forte có thể cản trở việc tổng hợp angiotensin II do tăng bài tiết renin. Nếu có hạ huyết áp thứ phát do tình trạng này, việc truyền dịch có thể có tác dụng.

  • Tác dụng chuyển hoá và bài tiết: điều trị bằng thiazide có thể làm tổn thương dung nạp glucose. Có thể cần phải điều chỉnh các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin. Thiazide có thể làm giảm bài tiết Canxi qua nước tiểu và vì vậy làm tăng nhẹ Canxi máu. Tăng nồng độ cholesterol và triglyceride có thể đi kèm với điều trị bằng thiazide.

  • Quá mẫn và phù thần kinh mạch: Phù mặt, các chi, môi, lưỡi, lưỡi gà và/hoặc thanh quản trên bệnh nhân điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine, kể cả Lisinopril đã được báo cáo dù hiếm gặp. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong điều trị. Ức chế men chuyển angiotensine có tương quan tỷ lệ phù cao ở người da đen hơn là người không đen. Phải ngưng Linoritic Forte ngay và tiến hành theo dõi thường xuyên và trị liệu thích hợp cho đến khi các triệu chứng và dấu chứng đã mất hoàn toàn. Khi tình trạng phù chỉ giới hạn ở mặt và môi, thường tự hết mà không cần điều trị, mặc dù các thuốc kháng histamine tỏ ra có làm giảm các triệu chứng. Phù mạch có kèm phù vùng hầu họng có thể dẫn đến tử vong. Khi có phù ở lưỡi, thanh quản hoặc hầu họng hay có khả năng tắc nghẽn đường hô hấp, cần dùng ngay dung dịch epinephrine 1:1000 (0.3-0.5 mL) và/hoặc các biện pháp cần thiết để bảo đảm thông khí cho bệnh nhân.

  • Ho: được quy cho là do ức chế sự thoái triển của bradykinin nội sinh, tình trạng ho khan kéo dài đã được báo cáo với tất cả các thuốc ức chế men chuyển angiotensine và thường tự hết sau khi ngưng thuốc. Ho do dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine cần được lưu ý khi chẩn đoán phân biệt các chứng ho.

  • Bệnh nhân lớn tuổi: các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy có sự khác nhau theo lứa tuổi về hiệu quả cũng như độ an toàn khi dùng đồng thời lisinopril và hydrochlorothiazide.

Trẻ em: chưa xác định được hiệu quả và tính an toàn trên trẻ em.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

  • Lúc có thai:

Do các thuốc ức chế men chuyển angiotensine qua được nhau thai, thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà huyết áp thai nhi. Thiểu ối, hạ huyết áp, thiểu niệu, vô niệu và giảm sản xương sọ sơ sinh đã được báo cáo khi dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Tương tự, dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây sanh non hoặc sanh nhẹ cân. Vì vậy, như mọi thuốc ức chế men chuyển angiotensine khác, không nên dùng lisinopril trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.

  • Lúc nuôi con bú:

Không rõ lisinopril có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do có tính năng sinh các tác dụng ngoại ý trên trẻ bú mẹ có mẹ đang điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine và hydrochlorothiazide, cần quyết định ngưng cho bú và/hoặc ngưng dùng Linoritic Forte, dựa trên tầm quan trọng của thuốc đối với bà mẹ.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm ức chế men chuyển ACE hay dẫn xuất sulphonamide.

  • Tiền sử phù thần kinh mạch khi dùng ACE. Phù mạch di truyền hay tự phát. Vô niệu. Suy thận. Phụ nữ mang thai & cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Tubocurarine.

  • Thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung kali, muối thay thế kali, thuốc giữ kali: lithium.

  • Thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ, các thuốc hạ HA khác: indometacine.

  • Thuốc uống trị đái tháo đường: insulin.

return to top