✴️ Viêm hành tá tràng là gì?

Nội dung

Viêm hành tá tràng là gì?

Hành tá tràng là đoạn nằm ở đầu của tá tràng, là nơi tiếp xúc đầu tiên khi dịch vị chuyển xuống từ dạ dày. Chính vì vậy, hành tá tràng thường xuyên phải chịu tác động nhiều của acid dạ dày. Đồng thời, những enzym tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy được cũng được đổ vào ruột non ngay tại hành tá tràng. Đây chính là nguyên nhân hình thành bệnh viêm hành tá tràng.

 

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm hành tá tràng

  • Đau vùng thượng vị (vùng rốn đến xương ức): Người bệnh bị đau âm ỉ, bỏng rát và đau kinh khủng vùng thượng vị. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc đói. Khi ăn nhẹ, các cơn đau có thể được giảm. Tần suất các cơn đau bất thường, có khi đau vài ngày, có khi vài tuần mới hết, sau đó vài tháng hoặc năm sau mới xuất hiện đợt đau mới.
  • Ợ chua, ợ hơi
  • Buồn nôn và nôn
  • Có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, khó chịu
  • Ăn uống không có cảm giác ngon miệng, chán ăn
  • Bị rối loạn giấc ngủ do thường xuyên bị đau bụng ban đêm
  • Cơ thể gầy yếu, suy nhược
  • Thời gian càng lâu các triệu chứng dần mất đi tính chu kì, các đợt đau tăng dần lên và kéo dài liên tục.
  • Khi đi xét nghiệm dịch vị, viêm tá tràng làm tăng acid.

 

Nguyên nhân gây viêm hành tá tràng?

Nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Khi một lượng lớn các vi khuẩn này xâm nhập vào trong dạ dày, ruột non sẽ gây ra tình trạng viêm.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm hành tá tràng khác gồm:

  • Sử dụng thường xuyên các loại thuốc như aspirin, naproxen, ibuprofen.
  • Mắc bệnh lý đường tiêu hóa
  • Có tình trạng trào ngược dịch mật
  • Bị nhiễm virus, hệ miễn dịch yếu
  • Bị tổn thương ở ruột non
  • Căng thẳng – stress kéo dài
  • Ăn các chất độc, các chất ăn da
  • Hút thuốc lá nhiều
  • Hóa trị, xạ trị ung thư…

 

Điều trị bệnh viêm hành tá tràng?

  • Sử dụng thuốc: Thuốc làm giảm các triệu chứng viêm loét, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori… Lưu ý: Người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa và dùng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, cần lưu ý: Hạn chế uống rượu, bia; Không ăn các gia vị có hại cho dạ dày như ớt, tiêu, dấm, các chất chua; Không hút thuốc; Ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, sữa, sau khi hết triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thì ăn đặc (ăn cháo, cơm nát) khi cơ thể ổn định thì ăn bình thường; Ăn chậm và nhai kĩ; Buổi tối nên ăn một ít bánh ngọt, uống sữa để dạ dày không bị rỗng…
  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày.
  • Tránh xa căng thẳng- stress
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top