✴️ Tuổi tác: Tại sao mọi người tuổi thọ khác nhau?

Nội dung

Vấn đề lão hóa ở người

Mọi người chúng ta đều già đi nhưng không theo cùng một cách. Càng lớn tuổi thường đối mặt với càng nhiều các vấn đề sức khỏe khác nhau. Nhưng lại một lần nữa đặt câu hỏi, tại sao mỗi người lại phải đối mặt với những vấn đề khác nhau?

Đó là câu hỏi mà một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y thuộc Đại học Stanford ở California đã bắt đầu điều tra trong một nghiên cứu mới.

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu có sự tham gia của một nhóm gồm 43 người tham gia khỏe mạnh trong độ tuổi từ 34 đến 68, những người đồng ý trải qua đánh giá các dấu hiệu sinh học phân tử ít nhất 5 lần khác nhau trong 2 năm.

Các nhà khoa học Stanford đã chọn cách tiếp cận theo chiều dọc này để ghi nhận chi tiết quá trình lão hóa trên các phương diện khác nhau.

Nghiên cứu của Michael Snyder cho biết có rất nhiều dấu hiệu phân tử và lâm sàng tốt, chẳng hạn như mức độ cholesterol cao phổ biến hơn ở các dân số lớn tuổi.

Điều gì xảy ra với một cá thể khi già đi? Không ai có thể nhận biết được  một cách chi tiết mà mỗi người già đi theo thời gian.

Giáo sư Snyder và các đồng nghiệp đã nghiên cứu cùng những phát hiện xuất bản trên tạp chí Y học Tự nhiên - đã xác định 4 con đường sinh học khác nhau đặc trưng cho 4 loại lão hóa chính.

Theo các nhà nghiên cứu, bằng cách xác định và hiểu loại lão hóa mà một người dễ mắc phải có thể đưa ra các cách để trì hoãn hình thức lão hóa đó.

4 kiểu lão hóa

Nghiên cứu cho thấy một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về cách con người già đi bằng nghiên cứu các phân tử ở nhiều mẫu trong nhiều năm từ những người tham gia.

Có thể thấy rõ ràng về cách mỗi người trải qua sự lão hóa ở cấp độ phân tử. Các nhà nghiên cứu đã phân tích một loạt các mẫu sinh học bao gồm mẫu máuphân thu thập định kỳ từ những người tham gia. Trong đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm những thay đổi về sự hiện diện và hoạt động của các loại phân tử và vi khuẩn khác nhau, bao gồm protein, chất chuyển hóalipid.

Thông qua phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 kiểu lão hóa bao gồm:

  • Trao đổi chất liên quan đến sự tích tụ và phá vỡ các chất trong cơ thể;
  • Miễn dịch liên quan đến phản ứng miễn dịch;
  • Gan liên quan đến chức năng gan;
  • Thận liên quan đến chức năng thận.

           mỗi người có các kiểu lão hóa khác nhau

 

Giáo sư Snyder và các đồng nghiệp giải thích rằng những người có khuynh hướng lão hóa chuyển hóa có thể có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường cao hơn. Khi có tuổi, những người này cũng có thể có nồng độ hemoglobin A1c tăng cao, đây là thước đo nồng độ đường trong máu.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng mọi người có thể dễ mắc phải không chỉ 1 mà có thể là 2 hoặc nhiều loại lão hóa, do đó mỗi cá nhân phải đối mặt với nguy cơ kết hợp cho các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Ngoài các loại lão hóa, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ lão hóa giữa các cá nhân. Những phát hiện này, theo các nhà nghiên cứu có khả năng đưa ra các giải pháp để một người có thể kiểm soát nhiều hơn đối với tốc độ lão hóa của bản thân.

Nếu hiểu hình thức, chủng loại lão hóa mà mỗi người dễ mắc phải thì có thể nghiên cứu để đưa ra chiến lược nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cụ thể và có thể làm chậm quá trình lão hóa nhất định.

Giáo sư Michael Snyder cho biết “các kiểu lão hóa không chỉ là một dấu hiệu nhận biết mà có thể giúp các cá nhân kiểm soát các yếu tố nguy cơ sức khỏe. Quan trọng nhất, nghiên cứu của này cho thấy rằng có thể kiểm soát cách mỗi người già đi tốt hơn”

Tuy nhiên, nghiên cứu về các quá trình lão hóa còn rất lâu để hoàn thiện. Giáo sư Snyder cho biết bắt đầu hiểu cách điều đó xảy ra với hành vi, nhưng các nhà nghiên cứu sẽ cần nghiên cứu trên nhiều người tham gia hơn và thực hiện nhiều phép đo hơn theo thời gian để hoàn thiện nghiên cứu này.

Khả năng làm chậm lão hóa

Giáo sư Snyder cũng xem xét các yếu tố khác có thể góp phần gây lão hóa khác nhau. Cụ thể hơn, họ đã so sánh biểu đồ lão hóa của những người khỏe mạnh nhạy cảm với insulin với những người kháng insulin mà cơ thể không thể xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự khác biệt về lão hóa giữa những người khỏe mạnh và kháng insulin là điều mà trước đây chưa bao giờ được phát hiện. Có khoảng 10 phân tử khác biệt đáng kể giữa những người nhạy cảm với insulin và những người kháng insulin khi già đi, trong số đó, nhiều phân tử đóng vai trò trong hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng thực hiện một phát hiện đáng chú ý khác: Trong 2 năm, các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về những người tham gia, nhưng không phải ai cũng cho thấy sự thay đổi trong các dấu hiệu tuổi.

Đáng chú ý hơn nữa, đối với một số người thay đổi lối sống đặc biệt là về chế độ ăn uống, các dấu hiệu tuổi tác thậm chí còn giảm trong một thời gian. Điều đó có nghĩa là những người này bị lão hóa với tốc độ chậm hơn.

Ở một số người tham gia, những thay đổi do đến tuổi trong mức độ của các phân tử chính hemoglobin A1ccreatine liên quan đến chức năng thận xảy ra với tốc độ chậm hơn.

Một số cá nhân trong đó mức creatine giảm cho thấy sự cải thiện sức khỏe thận đang được điều trị bằng statin.

Tuy nhiên, ở một số người thực hiện thay đổi lối sống, không có sự cải thiện nào rõ ràng tại thời điểm nghiên cứu.

Giáo sư Snyder cũng đã phân tích các mẫu sinh học của riêng mình theo thời gian hy vọng rằng những thay đổi trong lối sống của ông sẽ chứng minh hiệu quả hơn. Snyder chia sẻ “Tôi bắt đầu nâng tạ do cảm thấy thất vọng khi bản thân già đi với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, ông tin rằng nỗ lực của mình có thể được đền đáp trong khoảng thời gian sắp tới, điều đó rất thú vị để xem liệu điều đó có ảnh hưởng đến con đường lão hóa của bản thân trong 1 năm nữa không”

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng những phát hiện hiện tại của họ chỉ là khởi đầu của một hành trình dài và phức tạp để tìm hiểu cách thức hoạt động của lão hóa. Nhiều bí ẩn vẫn còn đó và hy vọng theo thời gian sẽ khám phá ra nhiều câu trả lời hơn.

Xem thêm: Cân nặng và chỉ số BMI cho người lớn tuổi

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top