7 mô/tạng cho 6 người bệnh từ một người hiến

Nội dung

Người đàn ông ấy là là anh Dương Hồng Quý (43 tuổi, chủ một hiệu kim hoàn ở TP. Ninh Bình)

Anh Quý phát hiện mình mắc bệnh về mạch máu não từ tháng 11/2018. Khi biết mình không thể qua khỏi, anh Quý đã gọi các thành viên trong gia đình mình tới và đưa ra đề nghị được hiến tạng để cứu sống những người khác.

Khi anh Quý rơi vào tình trạng hôn mê sâu và được các bác sĩ tiên lượng không thể qua khỏi, vợ anh là chị Hoàng Thanh Phương và cả gia đình anh đã cùng liên hệ để xin được hiến tạng của anh cho y học.

Gia đình anh Quý đã kết nối với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, kết nối với gia đình thiếu tá Lê Hải Ninh (thiếu tá Lê Hải Ninh đã từng hiến đa tạng vào tháng 2/2018)̉ và sau đó liên hệ với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đề đạt nguyện vọng.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm được biết bệnh nhân Dương Hồng Quý đang nằm tại Bệnh viện Bạch Mai. Ban Lãnh đạo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã quyết định phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức để đưa bệnh nhân về Bệnh viện Việt Đức.

Anh Dương Hồng Quý đã tặng lại tim, gan, phổi và 2 thận cho 5 người bệnh nặng đang chờ đợi. Trong đó toàn bộ lá phổi được Bệnh viện Việt Đức ghép cho thiếu niên 17 tuổi ở Hải Dương mắc bệnh mô bào ở phổi giai đoạn cuối, cơ thể suy kiệt chỉ còn 30kg. Trái tim của anh được ghép cho nam bệnh nhân 60 tuổi bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, nguy cơ cao tử vong trong vòng 1 tháng nếu không có tim ghép; Gan được ghép cho bệnh nữ 63 tuổi mắc u gan; 1 quả thận được ghép cho nam bệnh nhân 41 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối, quả thận còn lại được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM ghép cho nam thiếu niên 15 tuổi. Mạch máu của anh Quý cũng được lưu trữ tại Ngân hàng mô ở Bệnh viện Việt Đức.

Trước khi các bác sĩ đưa anh đi, chị Phương (vợ anh Quý) đã cầm tay anh thật chặt và cúi xuống hôn anh. Bởi chị biết họ đã thực sự phải đến giờ phút chia ly.

Chiều 26/12/2018 một bệnh nhân bị suy gan cấp được các bác sĩ Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức tiến hành ca ghép gan. Người cho gan là một người sống. Các bác sĩ đã lấy nửa phần gan của người này để ghép cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật rất phức tạp do các mạch máu của phần gan lấy từ người hiến sống rất ngắn. Vì vậy, các bác sĩ phải sử dụng đoạn mạch máu của anh Quý đang lưu trữ ở Ngân hàng mô để nối dài mạch máu ghép gan cho bệnh nhân. Nhờ đó, ca phẫu thuật đã được thực hiện dễ dàng.

Như vậy, anh Quý là người Việt Nam đầu tiên hiến 6 mô/tạng để cứu 7 người.

Gia đình của anh Quý

return to top