Cho dù đó là một cuộc cãi vã đơn giản với bạn đời hay sự oán giận kéo dài đối với người thân, mâu thuẫn chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn bạn cảm nhận: nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Tuy nhiên, hành động tha thứ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn: giảm nguy cơ đau tim; cải thiện mức cholesterol và giấc ngủ; và giảm đau, giảm cao huyết áp, và giảm lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự liên quan mật thiết hơn giữa sự tha thứ và sức khỏe khi tuổi tác tăng lên.
Theo bác sĩ Karen Swartz, Giám đốc Phòng khám tư vấn rối loạn tâm trạng tại Bệnh viện Johns Hopkins, sự tổn thương và thất vọng đi kèm một gánh nặng lớn về thể chất. Sự tức giận kinh niên đưa bạn vào chế độ “chiến đấu” hoặc “bay” (fight-or-flight mode) của hệ thần kinh thực vật, dẫn đến nhiều thay đổi về nhịp tim, huyết áp và phản ứng miễn dịch. Những thay đổi đó làm tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim và tiểu đường và nhiều tình trạnh khác. Ngược lại, sự tha thứ sẽ làm giảm căng thẳng và giúp sức khỏe được cải thiện.
Tha thứ không chỉ là nói ra vài lời. Đây là một quá trình tích cực, trong đó bạn đưa ra quyết định có ý thức để từ bỏ cảm giác tiêu cực, cho dù đối phương có xứng đáng hay không. Khi bạn giải phóng sự tức giận, oán giận và thù địch, bạn bắt đầu cảm thấy đồng cảm, thương cảm và đôi khi thậm chí là tình cảm với người đã làm bạn tổn thương.
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng một số người có bản năng dễ tha thứ hơn. Những người này có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống, ít trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, giận dữ và thù hận. Người giữ mãi mối hận thù có nhiều nguy cơ bị trầm cảm nặng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương, cũng như các bệnh khác, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể tự rèn luyện để hành động lành mạnh hơn. Trên thực tế, 62% người trưởng thành tại Mỹ nói rằng họ cần sự tha thứ nhiều hơn trong cuộc sống.
Tha thứ là một lựa chọn. Bạn đang chọn cung cấp sự từ bi và sự đồng cảm với người đã làm bạn bực mình.
Điều đó bao gồm các sự kiện liên quan, cách bạn phản ứng, cảm nhận và sự tức giận/tổn thương đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn lớn lên trong một gia đình nghiện rượu, sự tức giận khi bạn nhìn thấy quá nhiều ly rượu trong nhà có thể dễ chấp nhận hơn. Nếu bạn biết một phụ nữ đã từng mất con vì bệnh tật, bạn sẽ thông cảm hơn cho thái độ hùng hổ của cô ta khi người con thứ hai mắc bệnh.
Tha thứ cho ai đó đơn giản chỉ vì bạn nghĩ rằng không có lựa chọn nào khác hoặc vì tôn giáo của bạn có thể là đủ để chữa lành tổn thương. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy những người tha thứ xuất phát từ việc hiểu rằng không ai là hoàn hảo có thể nối lại mối quan hệ bình thường với người kia, ngay cả khi người đó không bao giờ xin lỗi. Những người chỉ tha thứ để cứu vãn quan hệ thường sẽ bị tổn thương với một mối quan hệ xấu hơn.
Một lời xin lỗi từ bạn có thể sẽ không gợi ra lời xin lỗi từ đối phương, và không thay đổi mối quan hệ với người đó. Nếu không mong đợi, bạn sẽ không phải thất vọng.
Một khi bạn đưa ra lựa chọn tha thứ, hãy “đóng dấu” nó bằng hành động. Nếu bạn không thể nói chuyện với người đã làm mình buồn lòng, hãy viết về sự tha thứ của bạn trên một cuốn sổ hoặc nói điều đó với người mà bạn tin tưởng.
Hành động tha thứ còn bao gồm tha thứ cho cả chính mình. Chẳng hạn, nếu chồng hay vợ bạn ngoại tình, hãy nhận ra rằng chuyện đó không phản ánh giá trị của bạn.