Với gần một nửa số người lớn ở Hoa Kỳ đang cố gắng kiểm soát cân nặng, nhiều người đã chuyển sang nhịn ăn không liên tục hàng ngày như một cách đơn giản để giảm cân. Chế độ ăn kiêng này liên quan đến việc nhịn ăn trong một khoảng thời gian cố định trong ngày và sau đó dung nạp tất cả lượng calo trong những giờ còn lại. Ví dụ, không ăn trong 16 giờ trong ngày và chỉ ăn trong 8 giờ còn lại được gọi là nhịn ăn 16: 8.
Nhịn ăn không liên tục ngày càng trở nên phổ biến, với một cuộc khảo sát năm 2018 với 1.009 người ở Hoa Kỳ nhận thấy đây là chế độ ăn kiêng phổ biến nhất. Nhưng có vấn đề gì xảy ra với cơ thể với chế độ ăn uống này?
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Vanderbilt ở Nashville, TN, không chỉ số lượng calo mà một người dung nạp có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân mà thời điểm khi người đó dung nạp chúng
Các phát hiện mới được công bố trong tạp chí có nguồn truy cập mở PLOS Biology.
Những phát hiện liên quan đến đồng hồ sinh học mà các nhà khoa học gọi là nhịp sinh học. Đồng hồ bên trong cơ thể điều chỉnh hàng trăm quá trình, từ ngủ nghỉ, ăn uống đến nhiệt độ cơ thể và nồng độ hormone. Nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan đến nhịp sinh học bị gián đoạn, chẳng hạn như ảnh hưởng đến những người làm việc theo ca, với những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm cả béo phì.
Những ảnh hưởng sức khỏe này có thể là do quá trình ăn uống bị xáo trộn, điều này cho thấy thời điểm sử dụng thực phẩm có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể.
“Có rất nhiều nghiên cứu về cả động vật và con người cho thấy sự ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ về việc bạn ăn bao nhiêu mà còn là bạn ăn khi nào”, Giáo sư Carl Johnson, tác giả chính của nghiên cứu và giáo sư khoa học sinh học Cornelius Vanderbilt.
Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi quá trình trao đổi chất của 6 nhóm người khi họ ăn bữa ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Những người tham gia đều từ 50 tuổi trở lên, do đó thuộc nhóm có thể có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa. Mỗi người ăn ba bữa mỗi ngày trong khảo sát kéo dài 56 giờ được chia làm 2 mốc riêng biệt, cả hai đều có cùng thời gian nhịn ăn qua đêm.
Một trong các phiên, những người tham gia đã ăn sáng, trưa và tối. Trong phiên khác, những người tham gia bỏ bữa sáng nhưng ăn thêm một bữa ăn nhẹ vào buổi tối muộn.
Bữa sáng (lúc 8:00 sáng) và bữa ăn nhẹ buổi tối muộn (lúc 10:00 tối) đều chứa 700 calo và tương đương về mặt dinh dưỡng. Lượng hoạt động thể chất mà những người tham gia đã làm cũng giống nhau trong cả hai phiên.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi quá trình trao đổi chất của người tham gia bằng cách sử dụng buồng chuyển hóa ở người - Vanderbilt để ghi lại liên tục về tốc độ trao đổi chất và sự phân hủy carbohydrate và chất béo trong cơ thể mỗi người.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mặc dù có lượng calo và mức độ hoạt động như nhau, thời gian ăn thực phẩm có ảnh hưởng đáng kể đến lượng chất béo được đốt cháy
Nghiên cứu cho thấy những người ăn một bữa ăn nhẹ vào đêm khuya, có mức độ giảm chất béo ít hơn so với khi họ dung nạp cùng một lượng calo vào bữa sáng.
Nói cách khác, các bữa ăn khuya làm chậm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể, thay vào đó là phân hủy carbohydrate. Trung bình, những người ăn sáng đã đốt cháy nhiều hơn 15 gram lipid trong 24 giờ so với những người ăn bữa ăn nhẹ vào đêm khuya. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo đáng kể.
“Điều này khẳng định rằng thời gian của các bữa ăn trong chu kỳ ban ngày và ban đêm ảnh hưởng đến việc năng lượng từ thức ăn được sử dụng hay tích trữ và bất kỳ thực phẩm nào ăn vào trước khi đi ngủ sẽ trì hoãn việc đốt cháy chất béo trong khi ngủ”
Phát hiện ra rằng nhịp sinh học của cơ thể giúp điều hòa đốt cháy chất béo có thể có ý nghĩa quan trọng đối với thói quen ăn uống. Nghiên cứu đã cho thấy rằng nhịn ăn từ bữa tối đến bữa sáng sẽ tốt hơn cho việc giảm cân hơn là bỏ bữa sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh