Đánh giá nguy cơ gây nghiện do chơi game

Nội dung

Game cũng có khả năng gây nghiện. Đối với một vài người, game là phương tiện để trốn thoát khỏi cuộc sống thực tại. Chơi game trở thành một vấn đề khi người chơi dành quá nhiều thời gian và có xu hướng không thể dừng lại. Vào năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức ghi nhận rối loạn game (gaming disorder) vào hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD – 11). Một nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 2% người chơi game có hành vi gaming disorder. Trong đó, trẻ vị thành niên có tỷ lệ mắc cao nhất (3.3 – 4.6%), trong đó bé trai có tỷ lệ mắc cao hơn gấp 5 lần so với bé gái. Mối liên hệ giữa thời gian chơi game và mức độ nghiêm trọng của hành vi gaming disorder không thực sự tuyến tính, cụ thể người dành 30 giờ/tuần để chơi có thể có mối quan hệ với game lành mạnh hơn người chơi 20 giờ/tuần. Bệnh nhân đạt đủ tiêu chí chẩn đoán gaming disorder dành trung bình 35 – 40 giờ/tuần cho game. Bảng 1 đề cập đến 10 mục trong bài kiểm tra gaming disorder. Bảng 2 đề cập đến phân độ gaming disorder ở trẻ vị thành niên.

Bảng 1. Bài kiểm tra gaming disorder

 

Bảng 2. Thang điểm gaming disorder ở trẻ vị thành niên

 

Ảnh hưởng của game đối với sức khỏe tâm thần

Mối liên hệ giữa game và sức khỏe tâm thần khá phức tạp. Tác động tổng thể của game đối với tâm trạng tổng thể có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm thời gian, động cơ của việc chơi game và việc chơi một mình hay chơi theo nhóm. Một nghiên cứu thực hiện ở nam giới độ tuổi đại học cho thấy những người này chơi điện tử nhiều hơn khi cảm thấy căng thẳng, cô đơn hoặc chán nản. Việc chơi game ở nhóm đối tượng này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số trên trường hay BMI. Trong 1 nghiên cứu, người chơi game cho rằng game có thể giảm bớt căng thẳng, lo âu và mang lại cảm giác nhận thức được mục đích từ những thành tựu đạt được trong game. Bên cạnh thời lượng, động cơ của việc chơi game cũng là vấn đề đáng lưu ý. Chơi với mục đích giải trí và tận hưởng hoặc với mục đích xã hội có thể cải thiện các triệu chứng tâm lý nhiều hơn so với chơi với mục đích thoát ly thực tế hoặc để đạt được thành tựu. Tóm lại, chơi game có thể mang đến những tác động tích cực đối với sức khỏe tâm thần của trẻ, nhưng trẻ phải tận hưởng trò chơi một cách lành mạnh.

Những tác động tiêu cực đến tâm lý của game cũng cần được cân nhắc. Câu hỏi “liệu những game bạo lực có khiến trẻ trở nên hung hăng hơn?” đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi game trở nên phổ biến. Một phân tích gộp đã cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa bạo lực trong game và hành vi gây gổ ở người chơi. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) đã thừa nhận mối quan hệ giữa game bạo lực và hành vi gây gổ, chẳng hạn như lăng mạ, đe dọa, la hét..., giảm xúc cảm, giảm thấu cảm nhưng không thực sự có hành vi bạo lực và phạm tội. Kết quả một nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy game bạo lực không liên quan đến hành vi gây gổ trong bối cảnh kiểm soát được những yếu tố khác như trầm cảm, tiếp xúc với gia đình hay bạn bè có hành vi bạo lực và định hướng tính cách chống đối xã hội.

 

Nguồn

  1. Alanko D. The Health Effects of Video Games in Children and Adolescents. Pediatr Rev. 2023 Jan 1;44(1):23-32. doi: 10.1542/pir.2022-005666
return to top