ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN BỆNH NHÂN CUSHING DO THUỐC TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIÊN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

      Hội chứng Cushing được mô tả lần đầu tiên bởi Harvey vào năm 1912, đề cập đến các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi glucocorticoid (GC) tự do thừa trong máu do tăng sản xuất nội sinh hoặc sử dụng các sản phẩm GC ngoại sinh kéo dài. Trong khi hội chứng Cushing nội sinh là một bệnh hiếm gặp, thì hầu hết hội chứng Cushing do thuốc thường gặp trong thực hành lâm sàng. Tỷ lệ mắc hội chứng Cushing do thuốc phụ thuộc vào tần suất sử dụng, điều kiện y tế cần điều trị bằng GC trong một dân số nhất định có nguồn gốc văn hóa và dân tộc khác nhau. Các thuốc GC có thể đã được sử dụng qua nhiều đường, bao gồm tiêm chích, uống, hít, xịt mũi, ngoài da. Các dược thảo có chứa GC nếu dùng  kéo dài và mạnh đủ lâu cũng đã được biết gây ra hội chứng Cushing.

Hội chứng cushing có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong và suy giảm chất lượng cuộc sống vì các bệnh kèm theo, bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng,thậm chí nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Cushing do điều trị bằng GC với chẩn đoán không rõ ràng ngay từ đầu. Do đó, nên cân nhắc điều trị bằng GC, giảm liều dần, theo dõi bệnh nhân và ngưng thuốc là rất cần thiết.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhiễm trùng trên bệnh nhân cushing do thuốc như Dixon, Franklin, Lichtenstein, Schneeweiss, Wolfe. Trong nước cũng có các nghiên cứu về hội chứng Cushing do thuốc như Trần Quang Nam, Hà Lương Yên, tuy nhiên nghiên cứu về nhiễm trùng thường gặp trên bệnh  nhân Cushing do thuốc thì chưa thấy đề cập. Câu hỏi được đặt ra là: Tỷ lệ và phân bố nhiễm trùng thường gặp trên người Việt nam có hộichứng cushing do thuốc là bao nhiêu? Với ngưỡng nồng độ Cortisol máu nền buổi sáng nào thì cần phải điều trị bổ sung GC? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

  1. Xác định tỷ lệ và phân bố nhiễm trùng thường gặp trên bệnh nhân Cushing do thuốc nhập viện tại khoa Nội tiết tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
  2. Xác định ngưỡng Cortisol máu nền buổi sáng trung bình cần phải điều trị bổ sung bằng GC.

KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu 110 trường hợp bệnh nhân có hội chứng Cushing do thuốc nhập viện điều trị, chúng tôi ghi nhận một số kết quả như sau:

  1. Tỉ lệ nhiễm trùng thường gặp là 44,5%, trong đó nhiễm trùng da- mô mềm là 23,6%; nhiễm trùng tiết niệu là 13,6%;  nhiễm trùng tiêu hóa là 0.9% và nhiễm trùng huyết là 0,9%.
  2. Nồng độ Cortisol nền buổi sáng trung bình của nhóm cần phải điều trị bổ sung GC là: 4,55 ± 3,76 µg /dl.

KIẾN NGHỊ: Từ những kết luận trên, chúng tôi kiến nghị:

- Khai thác tiền sử dùng thuốcGC hay các nhóm thuốc nghi ngờ có GC đối với những bệnh nhân có biểu hình Cushing dể có hướng chẩn đoán sớm.

- Các bác sĩ lâm sàng nên chú trọng đến các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân có hội chứng Cushing do thuốc.

 - Xem xét điều trị bổ sung GC đối với những bệnh nhân có nồng độ Cortisol nền buổi sáng dưới 4,55 µg /dl.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hà Lương Yên ( 2004), “Nhân xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng Cushing do dùng glucocorticoids”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội.
  2. Trần Quang Nam (2013), “Cortisol huyết tương nền buổi sáng trong đánh giá suy thượng thận chức năng ở bệnh nhân dung cortisol dài hạn”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16 phụ bản của số 1 trang 262-368.
  3. Dixon WG Samy Suissa, Marie Hudson(2011). “The association between systemic glucocorticoid therapy and the risk of infection in patients with rheumatoid arthritis: systematic review and meta-analyses”. Arthritis Research,Therapy,volume 13, Article number: R139 
  4. Dixon WG, Abrahamowicz M, Beauchamp ME, Ray DW, Bernatsky S, Suissa S, Sylvestre MP(2012). “ Immediate and delayed impact of oral glucocorticoid therapy on risk of serious infection in older patients with rheumatoid arthritis: a nested case-control analysis”. Ann Rheum Dis; 71(7):1128.
  5. Dussauze H1Bourgault I(2007).” Systemic Glucocorticoid treatment and risk of infectious diseases”. Rev Med Interne.;28(12):841-51.
  6. Franklin J, Lunt M, Bunn D, Symmons D, Silman A(2007). “ Risk and predictors of infection leading to hospitalisation in a large primary-care-derived cohort of patients with inflammatory polyarthritis”. Ann Rheum Dis; 66(3):308-12.
  7. Ha Cam Thuy Nguyen, Romesh Khardori (2018), “Iatrogenic Cushing Syndrome”. [Medline].
  8. Lichtenstein GR, Feagan BG, Cohen RD, Salzberg BA, Diamond RH, Chen DM, Pritchard ML, Sandborn WJ(2006). “ Serious infections and mortality in association with therapies for Crohn's disease: TREAT registry”. Clin Gastroenterol Hepatol; 4(5):621-30.
  9. Rachel L. Hopkins, MD, Matthew C. Leinung, MD(2005), “Exogenous Cushing’s Syndrome and Glucocorticoid Withdrawal”, Endocrinol Metab Clin N Am 34: 371–384.
  10. Pivonello RIsidori AM(2016), “Complications of Cushing's syndrome: state of the art”, Lancet Diabetes Endocrinol;4(7):611-29.
  11. Schneeweiss S, Setoguchi S, Weinblatt ME, Katz JN, Avorn J, Sax PE, Levin R, Solomon DH(2007). “ Anti-tumor necrosis factor alpha therapy and the risk of serious bacterial infections in elderly patients with rheumatoid arthritis”. Arthritis Rheum; 56(6):1754-64.
  12. Wolfe F, Caplan L, Michaud K(2006). “ Treatment for rheumatoid arthritis and the risk of hospitalization for pneumonia: associations with prednisone, disease-modifying antirheumatic drugs, and anti-tumor necrosis factor therapy”. Arthritis Rheum; 54(2):628-34.

 

return to top