ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT THÙY THÁI DƯƠNG TRƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH THÙY THÁI DƯƠNG DO XƠ HÓA HẢI MÃ

Nội dung

Tác giả: Phạm Anh Tuấn*,**, Nguyễn Huệ Đức*

* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt thuỳ thái dương trước trong điều trị động kinh thái dương do xơ hoá hải mã.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca các ca động kinh thùy thái dương do xơ hóa hải mã được phẫu thuật cắt thái dương trước tại khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022. Dữ liệu thu thập gồm đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm cơn co giật, giải phẫu bệnh, kết cục kiểm soát động kinh và biến chứng sau mổ.

Kết quả: Nghiên cứu gồm 9 ca (4 nam và 5 nữ) với tuổi trung bình 31,3 ± 8,6 năm. Thời gian chờ phẫu thuật là 15,6 ± 8,2 năm, phẫu thuật bên trái chiếm 6 ca (66,7%). Giải phẫu bệnh gồm xơ hóa hải mã 6 ca (66,7%), loạn sản vỏ não khu trú 2 ca (22,2%), mô viêm mạn tính 1 ca (11,1%). Tất cả bệnh nhân đều đạt tình trạng hết cơn co giật (Engel I) với biến chứng thấp.

Kết luận: Bệnh nhân động kinh kháng thuốc nên được đánh giá phẫu thuật động kinh. Đối với nhóm bệnh nhân động kinh thái dương kháng thuốc do xơ hóa hải mã, phẫu thuật cắt thuỳ thái dương trước cho thấy hiệu quả kiểm soát động kinh so với chỉ sử dụng thuốc chống động kinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, gia đình và gánh nặng cho xã hội.

Từ khóa: kháng thuốc, động kinh, thùy thái dương, cắt thái dương trước.

KẾT LUẬN

Bệnh nhân động kinh kháng thuốc nên được đánh giá phẫu thuật động kinh. Đối với nhóm bệnh nhân động kinh thái dương kháng thuốc do xơ hóa hải mã, phẫu thuật cắt thuỳ thái dương trước cho thấy hiệu quả kiểm soát động kinh so với chỉ sử dụng thuốc chống động kinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, gia đình và gánh nặng cho xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Kalilani L, Sun X, Pelgrims B, Noack-Rink M, Villanueva V. The epidemiology of drug-resistant epilepsy: A systematic review and meta-analysis. Epilepsia. 2018;59(12):2179-2193. doi:10.1111/epi.14596
  2. Kwan P, Arzimanoglou A, Berg AT, et al. Definition of drug resistant epilepsy: consensus proposal by the ad hoc Task Force of the ILAE Commission on Therapeutic Strategies [published correction appears in Epilepsia. 2010 Sep;51(9):1922]. Epilepsia. 2010;51(6):1069-1077. doi:10.1111/j.1528-1167.2009.02397.x
  3. Le VT, Thuy Le MA, Nguyen DH, et al. Epilepsy surgery program in a resource-limited setting in Vietnam: A multicentered collaborative model. Epilepsia Open. 2022;7(4):710-717. doi:10.1002/epi4.12650
  4. Solli E, Colwell NA, Say I, et al. Deciphering the surgical treatment gap for drug-resistant epilepsy (DRE): A literature review. Epilepsia. 2020;61(7):1352-1364. doi:10.1111/epi.16572
  5. McIntosh AM, Wilson SJ, Berkovic SF. Seizure outcome after temporal lobectomy: current research practice and findings. Epilepsia. 2001;42(10):1288-1307. doi:10.1046/j.1528-1157.2001.02001.x
  6. Kanchanatawan B, Limothai C, Srikijvilaikul T, et al. Clinical predictors of 2-year outcome of resective epilepsy surgery in adults with refractory epilepsy: a cohort study. BMJ Open 2014;4:e004852.
  7. Blümcke I, Pauli E, Clusmann H, et al. A new clinico-pathological classification system for mesial temporal sclerosis. Acta Neuropathol. 2007;113(3):235-244. doi:10.1007/s00401-006-0187-0
  8. Schmidt D, Stavem K. Long-term seizure outcome of surgery versus no surgery for drug-resistant partial epilepsy: a review of controlled studies. Epilepsia. 2009;50(6):1301-1309. doi:10.1111/j.1528-1167.2008.01997.x
return to top