Một số triệu chứng cho thấy bạn không nên ăn tỏi

Tỏi được xem là loại thực phẩm chứa nhiều "kháng sinh tự nhiên" có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tẩy giun, tăng cường chức năng tiêu hóa, nâng cao thể chất, phòng trừ hiệu quả bệnh đường ruột...

Hàng ngày, chúng ta có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng, bột tỏi, tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm rượu, trà tỏi...

Mặc dù tỏi rất tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi. Đặc biệt, không ăn tỏi trong các trường hợp sau:

Không ăn khi bụng đang đói

Ăn tỏi lúc bụng đang đói hoặc chỉ ăn mỗi tỏi mà không ăn kèm với thức ăn khác sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, gây viêm dạ dày cấp, loét dạ dày, loét tá tràng. Ngoài ra, nếu ăn nhiều tỏi trong một lần có thể làm tăng axít clohydric trong dạ dày, gây khó chịu.

 

Không ăn khi uống thuốc chống đông máu

Tỏi sở hữu đặc tính chống đông tự nhiên và được coi là tốt nhất để điều trị các vấn đề về lưu thông. Nhưng nếu đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, bạn không nên ăn tỏi vì nó có thể dẫn đến chảy máu nhiều.

Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh và uống các loại thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định ăn tỏi hàng ngày.

 

Không ăn khi mắc bệnh gan

Tỏi có tính nóng, vị cay nên ăn nhiều tỏi sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đường ruột cũng như ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và làm cho những người mắc bệnh gan dễ buồn nôn.

Hơn nữa, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan

 

Không ăn khi mắc bệnh về mắt

Ăn tỏi lâu ngày thật sự có hại cho mắt. Theo nghiên cứu, vị của tỏi là cay nhất, nó có thể "thấu" lên cả mắt và gây ra tổn thương. Vì vậy, người đang có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi, nhất là tỏi sống. Ngoài ra, những thực phẩm cay khác cũng nên kiêng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top