ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT BƯỚU THƯỢNG THẬN

Nội dung

Tác giả: Võ Phước Khương*, Lê Công Đức*, Châu Quang Vinh*, Giảng Anh Duy*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa của phương pháp nội soi cắt bướu thượng thận.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 55 trường hợp gồm 54 trường hợp nội soi sau phúc mạc và 01 trường hợp nội soi qua phúc mạc cắt bướu thuượng thận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 02/2012 đến 08/2023.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 43,9 ± 11,3 tuổi gồm 43 nữ và 12 nam. 32 bướu bên trái và 23 bướu bên phải. Thời gian mổ từ 70 phút đến 270 phút (TB: 133,6 ± 44,8 phút). Lượng máu mất từ 20ml đến 100ml (TB : 43,3 ± 28,9 ml). Biểu hiện lâm sàng  thường gặp là hội chứng Conn (28 trường hợp trong đó có 3 trường hợp là bướu 2 bên), hội chứng Cushing (10 trường hợp, 1 trường hợp bướu 2 bên), 31% tăng huyết áp, 63%  kali máu và 45% yếu chi. Kích thước bướu từ 10mm đến 60mm (TB: 25,3 ± 11 mm). Thời gian nằm viện sau mổ từ 2 đế 6 ngày (TB: 3,7 ± 1,1 ngày). Biến chứng nhẹ là 10,9%.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp ngoại khoa ít xâm hại được ứng dụng an toàn và hiệu quả trong điều trị bướu thượng thận.

Từ khóa: Nội soi sau phúc mạc cắt tuyến thượng thận.

KẾT LUẬN

Với kết quả tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp, lượng máu mất không đáng kể, thời gian mổ khoãng 2 giờ, thời gian nằm viện ngắn, chúng tôi cho rằng phương pháp nội soi sau là an toàn và hiệu quả trong điều trị các sang thương của tuyến thượng thận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Agha A, Iesalnieks I, Hornung M et al (2015), Laparoscopic trans- and retroperitoneal adrenal surgery for large tumors J. Minim Access Surg. 10(2): 57-61.
  2. Aksakal N, Agcaoglu O, Barbaros U et al (2015), Safety and feasibility of laparoscopic adrenalectomy: What is the role of tumour size? A single institution experience J.Minim Access Surg. 11(3): 184-186.
  3. Farrugia FA, Martikos G, Surgeow C et al (2017), Radiology of the adrenal incidentalomas. Review of the literature Endocrine Regulation; 51 (1) 35-51.
  4. Maciej Otto, Jacek Drwonkowski (2015), Adrenal-preserving surgery of adrenal tumours Endokrynologia Polska; 66(1) 80-96.
  5. Martin F, Wiebke A, Irina B et al (2016), Management of adrenal incidentalomas: European Society of Endocrinology Clinical Practice Guideline in collaboration with the European Network for the Study of Adrenal Tumors Eur. J. Endocrinol. 175 G1-G5.
  6. Mohommadi-Falla MR, Badalzadeh A, Izadseresht B et al (2013), Comparison of transperitoneal versus retroperitoneal laparoscopic adrenalectomy in a prospective randomized study J. Laparoendosc. Advan. Surg. Technique 23(4): 362-366.
  7. Pedziwiatr M, Natkaniec M, Kisialeuski M (2014), Adrenal incientalomas should we operate on small tumors in the era of laparoscopy? Int. J. Endocrinol. 2014: 658483.
return to top