ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO CẦU NỐI ĐỘNG – TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐƯỜNG KÍNH TĨNH MẠCH ĐẦU NHỎ HƠN 2.5 MM

Cao Hữu Trí1,Trần Hoàng Thịnh1, Nguyễn Hữu Phúc1, Phạm Minh Tuấn1, Nguyễn Thị Hằng Ni1

1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương        

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vào năm 1990, bệnh thận mạn là nguyên nhân gây tử vong thứ 17 trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến 2017 nó đã lên đến vị trí số 12. Số bệnh nhân bị bệnh thận mạn trên toàn cầu trong năm 2017 đã đạt 697,5 triệu người, ước tính là 9,1% dân số,  trong đó bệnh thận mạn giai đoạn 5 hay giai đoạn cuối (BMTGĐC) chiếm 0,77%. Hơn 2,5 triệu người đã được chỉ định thay thế thận trong năm 2010 và con số này dự kiến sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2030 đạt 5,4 triệu người. Chúng tôi nhận định vấn đề điều trị thay thế thận đã, đang và sẽ một mối quan tâm lớn của những bác sĩ lâm sàng. Có nhiều phương điều trị thay thế thận như ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng định kỳ. Trong đó chạy thận nhân tạo là phương pháp được bệnh nhân chọn lựa nhiều nhất phù hợp điều kiện xã hội và kinh tế của bệnh nhân.Chúng tôi muốn đề cập đến một phương pháp phẫu thuật tạo cầu nối động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo (CNĐ-TM hoặc AVF) bằng tĩnh mạch tự thân. Sau khi có được một đường mạch máu với lưu lượng tốt, bệnh nhân sẽ được chạy thận nhân tạo (CTNT) định kỳ bằng cách trích máu từ tĩnh mạch đường về. Đây là phương pháp có tỷ lệ nhiễm trùng tại chỗ và tỷ lệ lọc máu thất bại thấp hơn so với đặt đường hầm tĩnh mạch và là phương pháp ổn định về lâu dài cho người cao tuổi, không có khác biệt về tỷ lệ sống còn nhưng lại tránh được vấn đề nhiễm trùng ổ bụng vốn là nguy cơ cao nhất của thẩm phân phúc mạc. Tại Việt Nam, với tình hình BTMGĐC có số mới mắc vào khoảng 100 ca/ 1 triệu dân/ năm, thì phẫu thuật tạo CNĐ-TM để chạy thận nhân tạo càng có tầm quan trọng hơn cả. Về cơ bản, CNĐ-TM đã là một dạng tuần hoàn không bình thường, có khả năng cướp máu của vùng ngọn chi, gây xơ hóa thành mạch, huyết khối lòng mạch, tăng tiền tải cho tim... Do vậy, đảm bảo sự thành công của mỗi CNĐ-TM là một quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới. Mặc dù vậy vẫn có một số trường hợp  sau phẫu thuật không đảm bảo được việc CTNT.

Qua nhiều thế kỉ phát triển về kĩ thuật, ở thời điểm này chúng ta đều có thể dễ dàng hiểu được nguyên tắc phẫu thuật CNĐ-TM là thực hiện ở vùng xa tim nhất mà vẫn đảm bảo được lưu lượng máu cho CTNT, sau đó là dễ dàng cho bệnh nhân bảo vệ vị trí phẫu thuật. Chính vì vậy vùng cổ tay thường được sử dụng nhất; mặt khác, ở vùng này, tĩnh mạch đầu thường thằng, dài, ít chia nhánh, nằm ở nông, và có khả năng đáp ứng về lưu lượng máu.Các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật này, trong đó có một nghiên cứu năm 2009 cho kết quả rằng đường kính tĩnh mạch là yếu tố chính tiên lượng được sự trưởng thành của CNĐ-TM và con số này được một số tác giả đưa ra là trên 2,5mm. Tuy nhiên, có một nghiên cứu năm 2020 của nhóm tác giả tại Pakistan đã cho thấy tỷ lệ thành công sớm của phẫu thuật này lên đến 92,1% dù đường kính của tĩnh mạch đầu trước phẫu thuật chỉ vào khoảng 1,6-2,2mm … trong nước có nhiều tác giả nghiên cứu đề tài này nhưng chưa có nhiều đề tài tổng kết. Chính vì vậy,chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích:Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo cầu nối động – tĩnh mạch ở bệnh nhân có đường kính tĩnh mạch đầu nhỏ hơn 2,5 mm.

KẾT LUẬN

Với tĩnh mạch đầu kích thước khá nhỏ nhưng không có dị dạng về cấu trúc giải phẫu thực hiện tạo cầu nối động-tĩnh mạch cũng cho kết quả tốt.Có sự liên quan suy thận mạn do bệnh ĐTĐ với sự trưởng thành của cầu nối động – tĩnh mạch, có sự liên quan đường kính tĩnh mạch với giới tính nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Collaboration of Global Chronic Kidney Disease (2020). Global, regional, and national burden of chronic kidney disease, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017.Lancet, 395, 709-733.
  2. Liyanage, T., Ninomiya, T., Jha, V., et al. (2015). Worldwide access to treatment for end-stage kidney disease: a systematic review. Lancet, 385, 1975-1982.
  3. Nguyễn Sanh Tùng, (2010). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật rò động - tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ. (Luận án Tiến sỹ Y Học), Học Viện Quân Y.  
  4. Lauvao, L. S., Ihnat, D. M., Goshima, K. R., et al. (2009). Vein diameter is the major predictor of fistula maturation. J Vasc Surg, 49(6), 1499-1504.
  5. Bashar, K., Clarke-Moloney, M., Burke, P. E., Kavanagh, E. G., & Walsh, S. R. (2015). The role of venous diameter in predicting arteriovenous fistula maturation: when not to expect an AVF to mature according to pre-operative vein diameter measurements? A best evidence topic. Int J Surg, 15, 95-99.
  6. Hussain, T., Farooqui, F. (2020). Outcome of Permanent Vascular Access with Vein World J Surg, 44(8), 2813-2818.
  7. Chen, F. Y., Chen, C. F., Tan, A. C., et al. (2021). Long-term prognosis of vascular access in hemodialysis patients with systemic lupus erythematosus: a retrospective cohort study. Scientific reports11(1), 12519.
  8. Arhuidese, I. J., Orandi, B. J., Nejim, B., & Malas, M. (2018). Utilization, patency, and complications associated with vascular access for hemodialysis in the United States. Journal of vascular surgery68(4), 1166–1174.
  9. Center for Disease Control and Prevention (CDC). (2021). Chronic Kidney Disease in the United States, 2021. Chronic Kidney Disease Surveillance System, https://nccd.cdc.gov/CKD . Accessed 19/02/2021.
  10. Aljarrah, Q., Allouh, M., Hallak, A. H., et al. (2020). Lesion Type Analysis of Hemodialysis Patients Who Underwent Endovascular Management for Symptomatic Central Venous Disease. Vascular health and risk management16, 419–427.
  11. Kim, H. K., Han, A., Ahn, S., et al. (2021). Better Efficacy of Balloon Assisted Maturation in Radial-Cephalic Arteriovenous Fistula for Hemodialysis. Vascular specialist international37(1), 29–36.
  12. Ascher, E., Gade, P., Hinggorani, A. (2000). Changes in the practice of angioaccess surgery: impact of dialysis outcomes and quality initiative recommendations. J Vasc Surg, 31: 84- 90.
  13. Fullerton, J.K., McLafferty, R.B., Ramsey, D.E. (2002). Pitfalls in achieving the dialysis outcome quality initiative guidelines for hemodialysis access. Ann Vasc Surg; 16, 613- 623.
  14. Huber, T.S., Ozaki, K., Flynn, T.C. (2002). Prospective validation of an algorithm to maximize native arteriovenous fistulae for chronic hemodialysis access. J Vasc Surg; 36, 452- 459.
  15. Silva M.B., Hobson R.W., Pappas P.J., et al. (1998). A strategy for increasing use of autogenous hemodialysis access procedures: impact of preoperative non-invasive evaluation. J Vasc Surg, 27, 302-308.
  16. U.S Renal Data System, (USRDS) (2010). Annual Data Report: Atlas of Chronic Kidney Disease and End-Stage Renal Disease in the United States, National Institutes of Health, National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Bethesda, MD, USA, 2010.
  17. Jeon, J.W., Kim, H.R., Lee, E., et al. (2021) Effect of cilostazol on arteriovenous fistula in hemodialysis patients. Nefrologia (Engl Ed). 2021;S0211-6995(21)00060-6.
  18. Yap, Y. S., Chi, W. C., Lin, C. H., et al. (2021). Association of early failure of arteriovenous fistula with mortality in hemodialysis patients. Scientific reports11(1), 5699.
  19. Kats, M., Hawxby, A. M., Barker, J., et al. (2007). Impact of obesity on arteriovenous fistula outcomes in dialysis patients. Kidney international71(1), 39–43.
  20. Malovrh M. (1998). Non-invasive evaluation of vessels by duplex sonography prior to construction of arteriovenous fistulas for haemodialysis. Nephrol Dial Transplant, 13, 125-129.
  21. Allon, M., Ornt, D., Schwab, S. (2000). Factors associated with the prevalence of AV fistulas in hemodialysis patients in the HEMO study. Kidney Int, 58, 2178- 2185.
  22. Sedlacek, M., Teodorescu, V., Falk, A., Vassalotti, J.A., Uribarri, J. (2001). Hemodialysis access placement with preoperative noninvasive vascular mapping: comparison between patients with and without diabetes. Am J Kidney Dis; 38, 560- 564.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top