Dịch hạch là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết đâu là tác nhân gây bệnh. Theo các nghiên cứu, trực khuẩn có tên quốc tế Yersinia Pestis là tác nhân chính khiến bệnh hình thành và phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Trên thực tế, trực khuẩn kể trên thường được tìm thấy trên cơ thể của một số loài gặm nhấm. Trong đó mọi người nên cẩn trọng khi tiếp xúc với chuột hoặc bọ chét, bởi vì Yersinia Pestis thường trú ngụ trên cơ thể các loài động vật này.
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng
Một số dạng bệnh thường gặp có thể kể đến như: thể phổi, thể hạch hoặc thể não, đa phần bệnh nhân đều phát hiện mắc bệnh thể hạch. Chúng ta nên nắm được một số triệu chứng điển hình để kịp thời phát hiện bệnh. Tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn thời tiết khô hanh trong năm.
Các bác sĩ cho biết đây là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Một số bệnh nhân do không kịp thời phát hiện và điều trị nên tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị bệnh dịch hạch.
Trên thực tế, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, có nhiều chuột và các loài gặm nhấm khác sinh sống xung quanh,… Trực khuẩn gây bệnh không thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao từ 550 - 1000 độ C hoặc khi tiếp xúc với các loại thuốc sát khuẩn. Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm này để tiêu diệt Yersinia Pestis và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là: trực khuẩn Yersinia Pestis gây dịch hạch lây truyền qua con đường nào? Nắm được thông tin này, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc phòng bệnh, có kế hoạch sinh hoạt lành mạnh hơn.
Chuột là vật chủ trung gian gây bệnh dịch hạch
Theo các nghiên cứu, trực khuẩn có thể tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào con đường xâm nhập, Yersinia Pestis sẽ gây ra những thể bệnh khác nhau, ví dụ như thể hạch hay thể não,…
Cụ thể, trực khuẩn thường xuyên tấn công vào cơ thể chúng ta qua đường máu, điều này xảy ra khi bạn bị rận, bọ chét đốt, trực khuẩn tận dụng cơ hội này xâm nhập và gây bệnh. Chính vì thế mọi người không thể coi thường khi xuất hiện những thương do côn trùng đốt. Ngoài ra, tác nhân gây bệnh có thể đi qua niêm mạc hầu họng hoặc vùng da tổn thương để vào trong cơ thể bệnh nhân. Điều này xảy ra đối với những người có tâm lý chủ quan với những vết thương ngoài da, không sát trùng và chăm sóc cẩn thận.
Hiện nay, dịch hạch có thể lây lan thông qua đường hô hấp, tức là khi tiếp xúc, trò chuyện với bệnh nhân thì bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cực kỳ cao. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, chúng ta nên giữ khoảng cách an toàn với mọi người, đồng thời sử dụng khẩu trang hoặc kính chống giọt bắn. Bên cạnh đó, trực khuẩn có thể lây lan thông qua đường tiêu hóa do một số thức ăn, nguồn nước ô nhiễm. Chính vì lý do này chúng ta cần quan tâm nhiều tới việc lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Mọi người nên cẩn trọng với vết thương ngoài da
Dựa vào con đường lây truyền dịch hạch, mọi người sẽ biết được mình có phải là đối tượng dễ nhiễm bệnh hay không? Trực khuẩn gây bệnh thường phát triển trong những môi trường không đảm bảo vệ sinh, nơi có nhiều động vật gặm nhấm như chuột, bọ chét,… Nếu bạn đang sinh hoạt trong điều kiện ô nhiễm và hay tiếp xúc với vật chủ trung gian kể trên thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Mọi người nên lưu ý vấn đề trên và thường xuyên vệ sinh nơi ở cũng như môi trường xung quanh mình.
Như đã phân tích, đây là một dạng bệnh truyền nhiễm, chính vì thế khi tiếp xúc, sinh hoạt cùng với nhiều người bệnh thì người khỏe mạnh không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn. Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp cách ly nhằm hạn chế sự lây lan bệnh trong cộng đồng.
Đặc biệt, các bạn có sức đề kháng kém cần chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên, bởi vì trực khuẩn rất dễ dàng tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau.
Nếu bệnh dịch hạch lây lan trong diện rộng thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân nói riêng và gây nhiều gánh nặng đối với xã hội nói chung. Đó là lý do vì sao chúng ta cần quan tâm tới việc ngăn ngừa dịch hạch phát triển và lây lan.
Vệ sinh môi trường sống giúp ngăn ngừa sự phát triển của trực khuẩn
Cách tốt nhất để loại bỏ mầm mống gây bệnh đó là tiêu diệt các vật chủ trung gian, đó là chuột hoặc bọ chét, rận,… Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng một số loại hóa chất diệt động vật gặm nhấm, có thể kể tới như: permethrin, warfarin. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, mọi người nên diệt chuột, động vật gặm nhấm định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đó là chúng ta không nên diệt chuột, bọ chét nếu khu vực đó đang trong giai đoạn bùng phát dịch hạch.
Trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, bác sĩ luôn yêu cầu chúng ta rửa sạch sẽ thực phẩm và chỉ ăn đồ nấu chín. Đây là cách giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm trực khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa.
Trong một số trường hợp, bạn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh
Hiện nay, đã có vắc xin EV hỗ trợ phòng bệnh, chúng thường được sử dụng đối với người khỏe mạnh sinh sống trong khu vực có dịch. Bởi vì vắc xin EV thuộc dạng vắc xin sống, chúng không có khả năng phòng bệnh cao như các loại khác. Chúng ta nên lưu ý thông tin này và tiêm phòng trong trường hợp cần thiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh