Đặc điểm chung của một đốt sống
Các đốt sống thắt lưng, trong giải phẫu người có năm đốt sống ở giữa lồng xương sườn và xương chậu, được kí hiệu từ L1 đến L5. Đặc điểm giúp phân biệt các đốt sống thắt lưng là chúng không có lỗ ngang như đốt sống cổ, và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.
Riêng đốt sống thắt lưng thứ I có mỏm ngang ngắn nhất, mỏm sườn kém phát triển hơn các đốt sống khác. Còn đốt sống thắt lưng V có chiều cao của thân đốt sống ở phía trước dày hơn, 2 mỏm khớp dưới cách xa nhau hơn ở những đốt sống thắt lưng khác. Mỏm gai của đốt sống thắt lưng V là mỏm gai nhỏ nhất trong số các đốt sống thắt lưng.
Cột sống thắt lưng có chức năng chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể và chuyển động nhiều. Kết nối các xương khác với nhau, giúp cho sự chuyển động của con người trở lên linh hoạt và đa dạng. Hơn nữa cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống, tủy sống là một bộ phận của hệ Thần kinh trung ương chi phối các hoạt động của cơ thể con người. Cột sống thắt lưng liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc cho các cơ bám vào để bảo vệ các nội tạng nằm bên trong cơ thể.