✴️ NSAID và bệnh lý dạ dày

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm hoặc hạ sốt mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Nhóm này có ít nhất 20 chất có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng cách thức tác dụng tương tự nhau. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có mặt trong các loại kem, gel bôi tại chỗ hoặc miếng dán ngoài da (Salonpas, Voltaren emugel...). Chính vì NSAID rất sẵn có và được sử dụng phổ biến như vậy, nên việc tìm hiểu cách dùng phù hợp và các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là hết sức quan trọng.

Các loại NSAID

  • NSAID không chọn lọc (nsNSAID):

Nhiều nhóm hóa học khác nhau của nsNSAID khác nhau về sinh khả dụng và độ thanh thải. Độc tính ở đường tiêu hóa phụ thuộc vào loại hóa chất, liều lượng, công thức giải phóng và thời gian bán thải; ví dụ, ibuprofen và aceclofenac có nguy cơ thấp đối với các biến cố dạ dày nghiêm trọng, nimesulide, diclofenac, meloxicam và ketoprofen có nguy cơ trung bình, và naproxen và indomethacin có nguy cơ cao.

  • Chất ức chế chọn lọc COX-2 (Coxibs):

Nhóm này được cho là duy trì sản xuất prostaglandin thông qua COX-1, chịu trách nhiệm duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, trong một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy coxibs cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ làm tổn thương dạ dày. [15]

Sử dụng NSAID là nguyên nhân phổ biến của bệnh loét dạ dày tá tràng.  Có tới 30% người trưởng thành dùng NSAID có tác dụng phụ trên GI. Quản lý tốt hơn việc sử dụng NSAID với bệnh nhân lớn tuổi nên được thảo luận để giảm các biến cố GI trên liên quan đến NSAID.

NSAID có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng thông qua một số cơ chế, bao gồm:

  • Tác dụng gây kích ứng tại chỗ của các thuốc này trên biểu mô, làm suy giảm hàng rào niêm mạc
  • Ức chế COX-1 làm giảm tổng hợp prostaglandin baỏ vệ tế bào màng nhầy
  • Giảm lưu lượng máu niêm mạc dạ dày
  • Can thiệp vào quá trình sửa chữa các tổn thương bề ngoài
  • Bản chất acid cũng góp phần vào cơ chế bệnh sinh của loét và chảy máu do NSAID gây ra, bằng cách làm suy giảm quá trình phục hồi, can thiệp vào quá trình cầm máu và làm bất hoạt một số yếu tố tăng trưởng quan trọng trong việc bảo vệ và sửa chữa niêm mạc.

Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ loét tá tràng khi sử dụng NSAID bao gồm tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng trước đó, lớn tuổi, nữ giới, sử dụng liều cao hoặc kết hợp NSAID, sử dụng NSAID dài hạn, sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu và các bệnh đi kèm.

Mặc dù ban đầu còn gây tranh cãi, nhưng hầu hết các bằng chứng hiện nay đều ủng hộ rằng H pylori và NSAID có tác dụng hiệp đồng với sự phát triển của bệnh loét dạ dày tá tràng. Một phân tích tổng hợp cho thấy rằng việc loại bỏ H.Pylori ở những người dùng chưa sử dụng NSAID trước khi bắt đầu sử dụng NSAID có liên quan đến việc giảm loét dạ dày tá tràng.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh dạ dày NSAID ở trẻ em chưa được biết rõ, nhưng tỷ lệ này dường như đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em bị viêm khớp mãn tính được điều trị bằng NSAID. Các trường hợp báo cáo tình trạng loét dạ dày do dùng ibuprofen liều thấp ở trẻ em, ngay cả khi chỉ sau 1 hoặc 2 liều.

Corticosteroid dùng một mình không làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng; tuy nhiên, chúng có thể làm tăng nguy cơ loét ở những bệnh nhân sử dụng đồng thời NSAID.

NSAID

 

Loét do NSAID – Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng do NSAID nên được điều trị bằng PPI (ví dụ: omeprazole 20-40 m/ngày) trong 4 đến 8 đến tuần dựa trên kích thước của vết loét. Ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng cần sử dụng NSAID hoặc aspirin, sử dụng PPI (ví dụ omeprazole 20 mg mỗi ngày) có thể làm giảm nguy cơ tái phát hoặc biến chứng loét.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top