Nguyễn Lan Phượng1, Nguyễn Thị Tuyết Nga1, Nguyễn Thị Kim Chi1
1BV Nguyễn Tri Phương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý bệnh viện không chỉ riêng ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, bởi vì NKBV là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, tại bất kỳ thời điểm nào trên thế giới cũng có khoảng 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc, điều trị. NKBV luôn là gánh nặng cho bệnh nhân và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, đồng thời làm tăng việc sử dụng kháng sinh và làm tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Nói đến bệnh viện là không chỉ nói đến điều trị bệnh sao cho tốt, sao cho hiệu quả mà còn phải nói đến làm sao quản lý được, khống chế được, dự phòng được NKBV cho bệnh nhân và cho nhân viên y tế làm trong môi trường bệnh viện.
NKBV do nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có yếu tố ngoại sinh từ bàn tay của nhân viên y tế và từ việc xử lý các dụng cụ y (DCYT) tế tái sử dụng không đúng đã chiếm một tỉ lệ không nhỏ góp phần. DCYT tái sử dụng hiện nay không chỉ riêng tại Việt nam, mà các quốc gia trên thế giới, ngay cả những nước tiên tiến, vẫn còn hàng nghìn dụng cụ y tế tái sử dụng theo sự cho phép và qui định của CDC và WHO như: kiềm, kéo, dụng cụ nội soi, lưỡi đèn, banh farabeuf, bóng ambu ……. Theo nghiên cứu của CDC, DCYT được xử lý đúng qui định có thể làm giảm được 30-35% NKBV
Việc quản lý dụng cụ - xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng tại đơn vị tiếp liệu thanh trùng (ĐV TLTT) là một trong những tiêu chí BYT sử dụng hàng năm để đánh giá chất lượng khám chữa bệnh và công tác KSNK của các cơ sở y tế.
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung và việc xử lý DCYT tái sử dụng tại tiếp liệu thanh trùng nói riêng là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng trong các cơ sở khám chữa bệnh góp phần làm giảm NKBV và cũng đã góp phần không nhỏ trong việc quản lý kinh tế y tế tại bệnh viện (phần này xin được đề cập ở một nghiên cứu khác ở góc độ về kinh tế từ KSNK).
Từ góc nhìn đa chiều, ĐV TLTT CSSD (Central sterile services department) của BV NTP đã thay đổi như thế nào từ năm 2017 đến nay, công việc và khối lượng dụng cụ cung cấp cho BV ra sao, công việc được cải cách như thế nào, hiệu quả hay không? Trong phạm vi đề tài này, thông qua nghiên cứu, chúng tôi muốn nêu lên những thay đổi định lượng được của CSSD và những đóng góp không nhỏ của KSNK nói chung và của CSSD nói riêng trong sự phát triển chung của BV
KẾT LUẬN
Nhiệm vụ của ĐV TLTT là: Xử lý lại dụng cụ y tế lần 2 (phân loại DC, khử khuẩn, cọ rửa), đóng gói và lựa chọn phương pháp tiệt khuẩn phù hợp cho từng loại dụng cụ y tế. Đảm bảo DCYT tái sử dụng được tiệt khuẩn chuẩn, đúng qui định; Cung cấp cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng những dụng cụ y tế tái sử dụng an toàn cho người bệnh. Chính vì vậy, công tác quản lý tại ĐV TLTT là một phần vô cùng thiết yếu và quan trọng.
Việc cải cách và nâng cao chất lượng hoạt động tại ĐV TLTT đã được áp dụng từ nhiều năm theo kế hoạch phát triển của khoa, được ghi nhận cụ thể từ năm 2017 đến nay đã cho thấy sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của ĐV TLTT - BV Nguyễn Tri Phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh