KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC KẾT HỢP TƯỚI RỬA MÀNG PHỔI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Nguyễn Thành Nhân1, Huỳnh Thanh Long1, Trần Hoàng Thịnh1, Nguyễn Thị Hoài1, Nguyễn Thị Trọng Nghĩa1, Đặng Thị Thùy Mai1, Phạm Thị Kim Hằng1

1Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Viêm mủ màng phổi là bệnh thường gặp ở các trung tâm hô hấp, trung tâm ngoại khoa, chiếm khoảng 35% bệnh lý tràn dịch màng phổi và khoảng 7% phẫu thuật lồng ngực.

Điều trị viêm mủ màng phổi cơ bản vẫn là dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật bóc vỏ phổi để giải quyết ổ nhiễm trùng và làm tăng thể tích phổi bệnh hoặc mở cửa sổ màng phổi ở những bệnh nhân có biến chứng như ổ cặn màng phổi. Tuy nhiên kết quả phẫu thuật điều trị viêm mủ màng phổi còn nhiều hạn chế và tai biến biến chứng như: thời gian phẫu thuật lâu, thở máy sau mổ, rò khí kéo dài, thời gian nằm viện lâu…

Theo một số báo cáo của các tác giả nước ngoài thì phẫu thuật nội soi (PTNS) kết hợp tưới rửa màng phổi đem lại nhiều lợi điểm: rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm tỷ lệ thở máy sau mổ, giảm tai biến biến chứng. Do đó chúng tôi thực hiện đánh giá kết quả điều trị những bệnh nhân viêm mủ màng phổi tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng phương pháp PTNS kết hợp tưới rửa màng phổi nhằm 2 mục tiêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân được chỉ định PTNS màng phổi kết hợp tưới rửa màng phổi.
  2. Đánh giá kết quả PTNS kết hợp tưới rửa màng phổi trong điều trị viêm mủ màng phổi.

KẾT LUẬN

Qua 17 trường hợp ứng dụng PTNS kết hợp tưới rửa màng phổi chúng tôi rút ra một số kết luận :

  • Triệu chứng thường gặp trên các bệnh nhân viêm mủ màng phổi là khó thở, thở nhanh, ho đàm, sốt và đa phần ở giai đoạn II.
  • Thời gian phẫu thuật trung bình 61,5 phút, không ghi nhận tử vong, các tai biến ghi  nhận không có biến chứng nặng, đa số được điều trị nội khoa
  • Sau mổ 94% bệnh nhân có độ nở phổi trung bình – tốt.

TÀI LIẸU THAM KHẢO

  1. Văn Tần (2010): Biến chứng phẫu thuật ngực, Tạp chí y học, Tập:14  Số:1 Chuyên đề:KHKT BV Bình Dân  Trang 1
  2. Nguyễn Công Minh (2001): Hiệu quả tưới rửa khoang màng phồi bàng dung dịch betadine pha loãng trong điểu trị viêm mủ màng phổi”. Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 5- Phụ bản số 4 – 2001: 21-26.
  3. Nguyễn Công Minh (2008): Bệnh viêm mủ màng phổi. Điều trị ngoại khoa lồng ngực-tim mạch. NXB Y học. TP HCM: 126-143.
  4. Nguyễn Văn Quảng (2007): Đánh giá kết quả phẫu thuật bóc vỏ phổi trong điều trị viêm mủ màng phổi mạn tính,Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 11- Phụ bản số 1 – 2007: 372-379.
  5. Mariusz P. Łochowski (2014): Video-assisted thoracic surgery complications, Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne. 2014 Dec; 9(4): 495–500.
  6. Kim D J, Im J G, Goo J M, Lee H J, You S Y, Song J W. (2005): “Chronic tuberculous empyema: relationships between preoperative CT findings and postoperative improvement measureed by pulmonary function testing”. Clinical Radiology. 60: 503-507
  7. Hany Hasan Elsayed, etc (2018): “Thoracoscopic management of early stages of empyema: is this the golden standard?”, J Vis Surg. 4: 114.
  8. Madal A. K, Thadepalli H, Mandal A, Chetipally U. “Outcome of primary empyema thoracic: therapeutic andmicrobiolgic aspecst”. Ann Thorac Surg 1998; 66, pp.1782 –6.
  9. Athanassiadi K, Gerazounis M, Kalantzi N (2003),“Treatment of Post-pneumonic Empyema Thoracis”, ThoracCardiov Surg 2003; 51, pp. 338-41.
  10. Melloni G, Carretta A, Ciriaco P (2004) “Decortication forChronic Parapneumonie Empyema: Results of ProspectiveStudy”, World J. Surg,28, pp. 488-493

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

 

return to top