Gặp ác mộng có thể gây đau tim trong khi ngủ không?

Nội dung

Chưa có nghiên cứu nào để xác định mức độ hiếm của những cơn đau tim do ác mộng gây ra, và các chuyên gia không biết liệu chúng có phải là kết quả của những ảnh hưởng từ xung động được phát ra từ những giấc mơ đáng sợ hay không.

Ác mộng thường hay bắt gặp trong trạng thái ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), một pha của giấc ngủ, kéo dài hơn trong cả một đêm. Chính vì thế, ác mộng thường xảy ra vào vào sáng sớm.

Đau tim cũng vậy, hầu hết đều diễn ra vào sáng sớm, khi đồng hồ sinh học trong cơ thể bắt đầu tiết hormone gây căng thẳng và huyết áp có xu hướng tăng, bác sĩ Mary nói, một bác sĩ tim mạch ở trường Y Icahn, thành phố New York. Nếu một ai đó có nguy cơ đau tim- bởi vì huyết áp cao, tiểu đường, khó thở khi ngủ, hút thuốc hoặc những tác nhân khác- thì cơn đau này thường diễn ra vào buổi sáng sớm.

Nhưng “Rất hiếm khi, những người khỏe mạnh lại lên cơn đau tim do gặp ác mộng”, bác sĩ McLaughlin nói.

Ác mộng có thể do rượu, thiếu ngủ hoặc sử dụng thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc huyết áp. Lo lắng và trầm cảm cũng thường có mối liên hệ trong việc tăng nguy cơ gặp ác mộng.

Ở một khía cạnh khác, những bệnh nhân mắc bệnh tim thường khó thở lúc ngủ, một kiểu rối loạn thông khí có thể dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn, và có nhiều nguy cơ gặp ác mộng, bác sĩ Neomi Shah (chuyên gia về giấc ngủ) cho biết.

Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện ra rằng việc thường xuyên gặp ác mộng sẽ khiến những người này thức giấc thường xuyên hơn, so với những người không gặp ác mộng. Ác mộng biến mất trong hơn 90% bệnh nhân sử dụng máy thở áp lực dương liên tục, một loại máy sử dụng để chữa khó thở.

Ác mộng có thể đe dọa cuộc sống, mặc dù nó rất hiếm khi xuất hiện. Việc giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn như khó thở khi ngủ, uống rượu và thiếu ngủ, cũng như bệnh tim mạch có thể giảm nguy cơ gặp ác mộng. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top