✴️ REMDESIVIR trong điều trị COVID-19

Nội dung

1. Thông tin liên quan cấp phép

 

2. Hướng dẫn tạm thời sử dụng Remdesivir 100mg theo công văn của Bộ Y tế

2.1. Chỉ định

-          Người bệnh COVID-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập.

-          Thời điểm dùng thuốc: trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh.

-          Nên phối hợp với Dexamethasone.

-          Ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI >25).

-          Không bắt đầu sử dụng cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, ECMO.

-          Đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình

 

2.2. Chống chỉ định

-          Phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.

-          Suy chức năng thận eGFR < 30mL/phút.

-          Tăng enzyme gan ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên.

-          Suy chức năng đa cơ quan nặng

 

2.3. Liều và  cách sử dụng

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi, cân nặng > 40kg

-          Ngày đầu tiên: liều 200mg truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút, những ngày sau liều: 100mg truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày. Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (100mg) cho đến 10 ngày.

-          Cách dùng: lấy 19 ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20 ml thuốc sau đó pha với 230ml Nacl 0,9% truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút.

Trẻ em < 12 tuổi, cân nặng từ 3.5 đến 40 kg

-          Ngày đầu tiên: liều 5mg/kg/liều, những ngày sau liều: 2.5mg/kg/liều truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày. Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (2.5mg/kg/liều) cho đến 10 ngày.

-          Cách dùng: lấy 19ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20ml thuốc, lấy  lượng thuốc đã pha tính theo cân nặng pha với Nacl 0,9% để được nồng độ remdesivir 1.25 mg/mL, truyền tĩnh mạch trong 30-120 phút.

Trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng ≥ 40 kg: áp dụng giống liều của người lớn

 

2.4. Thận trọng

-          Phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

-          Người suy giảm chức năng thận: Chưa có dữ liệu đánh giá, nhưng với eGFR ≥ 30 mL/phút, không cần chỉnh liều.

-          Xét nghiệm enzyme gan ALT và thời gian prothrombin (PT) trước khi chỉ định.

-          Không truyền Remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.

 

2.5. Tác dụng không mong muốn

-          Các phản ứng do quá mẫn: Tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình. Nên lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn.

-          Có thể gây chậm nhịp xoang.

-          Tăng enzym gan ALT: ngừng dùng Remdesivir khi ALT tăng > 10 lần so với trước sử dụng, hoặc tăng ALT đi kèm các biểu hiện của tổn thương chức năng gan trên lâm sàng, cận lâm sàng (thời gian Prothrombin kéo dài).

3. Một vài thông tin cập nhật từ tờ thông tin sản phẩm và uptodate [6], [7], [8], [9]

3.1. Cơ chế

-          Remdesivir là tiền thuốc, được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch, sau đó chuyển thành thuốc dựa trên quá trình chuyển hóa của cơ thể. Thuốc remdesivir hoạt động bằng cách ức chế enzym RNA-dependent RNA polymerase (RdRp), là enzym cực kỳ quan trọng giúp virus SARS-Cov-2 tiếp tục nhân đôi mã gen RNA.

-          Khi enzym này bị khóa lại khiến virus không thể tiếp tục sao chép (can thiệp vào quá trình tổng hợp vật liệu di truyền của virus, ngăn chặn virus nhân lên)

 

3.2. Tính an toàn

-          Tác dụng phụ phổ biến nhất (có thể ảnh hưởng đến hơn 1/10 người) ở những người tình nguyện khỏe mạnh là tăng nồng độ men gan trong máu. Các tác dụng phụ phổ biến nhất (có thể ảnh hưởng đến 1/10 người) ở bệnh nhân COVID-19 là buồn nôn.

-          Các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về chậm nhịp tim, bao gồm chậm nhịp tim nghiêm trọng (một số gây tử vong), đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng remdesivir cho SARS-CoV-2. Một nghiên cứu quan sát sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu cảnh giác dược của WHO cho thấy nhịp tim chậm có nhiều khả năng được báo cáo khi điều trị bằng remdesivir hơn so với hydroxychloroquin, lopinavir / ritonavir, tocilizumab, hoặc điều trị bằng glucocorticoid, và các báo cáo bao gồm hầu hết nam giới ở Hoa Kỳ trên một phạm vi tuổi rộng (43 đến 79 tuổi). Phần lớn những bệnh nhân này không dùng cùng thuốc tim mạch. Các tác dụng khác trên tim đã được quan sát thấy, đáng chú ý nhất là hạ huyết áp.

-          Bởi sử dụng remdesivir có thể gây tăng enzym gan, tăng thời gian prothrombin, cần thực hiện các xét nghiệm chức năng gan và thời gian prothrombin trước khi dùng remdesivir và trong quá trình điều trị.

 

3.3. Một số so sánh về liều dùng giữa tờ thông tin sản phẩm và  hướng dẫn tạm thời sử dụng remdesivir của BYT

3.4 Thận trọng sử dụng thuốc Remdesivir với phụ nữ có thai và cho con bú

Về liều và cách sử dụng

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi, cân nặng > 40kg

+ Ngày đầu tiên: liều 200mg truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút, những ngày sau liều: 100mg truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày. Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (100mg) cho đến 10 ngày.

+ Cách dùng: lấy 19 ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20 ml thuốc sau đó pha với 230ml Nacl 0,9% truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút.

Trẻ em < 12 tuổi, cân nặng từ 3,5 đến 40kg

+ Ngày đầu tiên: liều 5mg/kg/liều, những ngày sau liều: 2,5mg/kg/liều truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày.

Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (2,5mg/kg/liều) cho đến 10 ngày.

+ Cách dùng: lấy 19ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20ml thuốc, lấy số lượng thuốc đã pha tính theo cân nặng pha với Nacl 0,9% để được nồng độ remdesivir 1,25 mg/mL, truyền tĩnh mạch trong 30-120 phút.

Trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng ≥ 40 kg: áp dụng giống liều của người lớn

Bộ Y tế lưu ý thuốc này thận trọng sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Người suy giảm chức năng thận: Chưa có dữ liệu đánh giá, nhưng với eGFR ³ 30 mL/phút, không cần chỉnh liều.

Xét nghiệm enzyme gan ALT và thời gian prothrombin (PT) trước khi chỉ định.

Đặc biệt không truyền Remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết thuốc này có các tác dụng không mong muốn như ; Các phản ứng do quá mẫn như rụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình.

Nên lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn…

 

Tài liệu tham khảo

1. https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_20_1416

2. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-treatment-covid-19

3. https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/who-recommends-against-the-use-of-remdesivir-in-covid-19-patients

4. Công văn số 6573/BYT-KCB: https://kcb.vn/wp-content/uploads/2021/08/CV-huong-dan-su-dung-Remdesivir_D_Ngat_Dung-comment-11.8_CT-ban-hanh.signed.pdf

5. https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6851652-61

6. https://www.vekluryhcp.com/

7. https://www.gilead.com/-/media/files/pdfs/medicines/covid-19/veklury/veklury_pi.pdf

8. https://www.uptodate.com/contents/remdesivir-drug-information

9. https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2020/214787Orig1s000lbl.pdf

 

Biên soạn

DS. Trần Thị Thu Thủy – Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Hiệu đính

DS CK II. Nguyễn Thị Dừa – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Th.S Vũ Bích Hạnh – Phó trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Th.S Nguyễn Thị Huyền Thư – Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

DS. Bùi Thị Mai Sương – Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

PGS.TS. Nguyễn Thành Hải – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội

TS. Nguyễn Tứ Sơn – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội

Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội

return to top