ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình đề kháng kháng sinh (KS) đang trở nên nghiêm trọng với sự xuất hiện các chủng đa kháng. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là một trong các nguyên nhân chính gây ra đề kháng kháng sinh. Một bài tổng quan hệ thống năm 2015 đã cho thấy tỷ lệ dùng KS theo kinh nghiệm không hợp lý dao động từ 14,1% đến 78,9%.
Việt Nam là một nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao. Năm 2016 Bộ Y tế Việt Nam ban hành một chương trình quốc gia nhằm ngăn chặn sự lan tràn của kháng thuốc và hướng dẫn về triển khai (Chương trình quản lý kháng sinh (Antibiotic stewardship programmes (ASP)) tại các bệnh viện. Một số bệnh viện đã bước đầu triển khai thành công ASP.
Việc áp dụng một mẫu kê đơn riêng dành cho kháng sinh đã được triển khai tại nhiều bệnh viện trên thế giới(4,5,6) từ những năm 1980. Mẫu kê đơn kháng sinh được định nghĩa là một mẫu thiết kế sẵn để bác sĩ điền nhiều thông tin khác nhau và kê đơn kháng sinh điều trị cho một đợt nhiễm khuẩn riêng biệt. Các thông tin trong mẫu thường bao gồm: thông tin cơ bản của bệnh nhân (tên, tuổi, giới, cân nặng…), chỉ định/chẩn đoán nhiễm khuẩn, phân loại nguồn gốc nhiễm khuẩn (mắc phải tại bệnh viện hay cộng đồng), mẫu bệnh phẩm, dấu hiệu cận lâm sàng và lâm sàng nhiễm khuẩn, thông tin kê kháng sinh (tên, đường dùng, liều, thời gian dùng…). Ưu điểm của áp dụng mẫu kê đơn kháng sinh là: (1) Mẫu kê đơn kháng sinh thường được định dạng ngắn gọn, có nhiều đầu mục in sẵn chỉ cần lựa chọn khi điền nên không mất nhiều thời gian, không tốn kém; (2) Các nghiên cứu cho thấy riêng việc áp dụng mẫu kê kháng sinh cũng đã giúp thực hành kê kháng sinh của bác sĩ hợp lý hơn do bác sĩ có cơ hội tóm tắt lại lập luận của bác sĩ vì sao cần dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, theo như hiểu biết của chúng tôi, thì chưa có bệnh viện nào thiết kế và áp dụng một mẫu yêu cầu riêng cho sử dụng tất cả các kháng sinh cũng như đánh giá hiệu quả của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm:
KẾT LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ dùng Phiếu YCDSKS tuân thủ ở 92% bệnh án, với tỷ lệ điền các trường thông tin trung bình là 58%. So sánh việc kê đơn điều trị bệnh nhân viêm phổi cộng đồng ở nhóm sau khi dùng Phiếu cho thấy tỷ lệ chỉ định cấy mẫu cao hơn, dùng kháng sinh đơn trị ban đầu lớn hơn, hiệu quả điều trị sau 72 giờ cải thiện hơn và tỷ lệ bệnh nhân thất bại khi xuất viện thấp hơn. Tuy nhiên, số ngày điều trị, số ngày dùng kháng sinh (LOT và DOT) khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Cần có các điều chỉnh trong việc triển khai áp dụng Phiếu YCSDKS để mang lại hiệu quả thực chất tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO