Tác giả: Nguyễn Anh Minh*, Lê Thị Huyền Trang*, Lưu Quốc Trung*
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
TÓM TẮT
Mục tiêu:
Bệnh thận mạn làm rối loạn quá trình trao đổi chất khoáng, PTH, Vitamin D... gây ra những biến đổi phức tạp của xương. Theo y văn, mật độ xương đã giảm ngay từ giai đoạn sớm của bệnh thận mạn, khi mức lọc cầu thận chỉ mới giảm nhẹ. Mật độ xương giảm đồng nghĩa với tăng tỉ lệ loãng xương, nguy cơ gãy xương và tử vong do gãy xương. Vì thế, phát hiện sớm sự biến đổi mật độ xương để dự phòng và can thiệp điều trị loãng xương phù hợp với từng giai đoạn bệnh thận mạn có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát mật độ xương, xác định tỉ lệ loãng xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5 chưa điều trị thay thế thận.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5 chưa điều trị thay thế thận, tuổi từ 18 trở lên. Điều trị tại khoa Nội Thận và Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 07/2014 đến 12/2018.
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả:
76 bệnh nhân với 31 nam và 45 nữ; tuổi trung bình 69 ± 14; được đo mật độ xương tại 02 vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Mật độ xương tại 02 vị trí trên ở nhóm nghiên cứu có tương quan thuận yếu với mức lọc cầu thận với (r2 = 0,095, p < 0,01) và (r2 = 0,067, p < 0,05). Mật độ xương tại cổ xương đùi đã giảm rõ ngay từ giai đoạn 3a. Tỉ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng là 55,2%, ở nam là 18,4%, ở nữ là 36,8% với p > 0,05. Tỉ lệ loãng xương tại cổ xương đùi là 64,5%, ở nam là 19,7%, ở nữ là 44,7% với p < 0,01.
Kết luận:
Mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi có xu hướng giảm dần theo độ nặng của các giai đoạn bệnh thận mạn và mức độ giảm mật độ xương ở xương ngoại vi nhiều hơn xương trục.
Từ khóa: Mật độ xương, loãng xương, bệnh thận mạn
KẾT LUẬN
Qua khảo sát MĐX bằng phương pháp DEXA trên 76 bệnh nhân BTM gđ 3, 4, 5, chưa điều trị thay thế thận, từ 18 tuổi trở lên, điều trị nội trú tại Khoa Nội Thận và Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 07 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
MĐX:
MĐX tại CSTL và CXĐ tương quan thuận yếu với mức lọc cầu thận, lần lượt với (r2 = 0,095, p < 0,01) và (r2 = 0,067, p < 0,05).
MĐX tại CSTL và CXĐ có xu hướng giảm dần theo độ nặng của các gđ BTM lần lượt với p < 0,01 và p < 0,005. MĐX tại CXĐ đã giảm rõ ngay từ gđ 3a.
MĐX ở xương ngoại vi giảm nhiều hơn so với xương trục.
Tỉ lệ LX:
Tỉ lệ LX tại CSTL là 55,2%. Ở nam là 18,4%, ở nữ là 36,8% với p > 0,05.
Tỉ lệ LX tại CXĐ là 64,5%. Ở nam là 19,7%, ở nữ là 44,7% với p < 0,01.
Mối liên quan giữa MĐX trên bệnh nhân BTM với tuổi, giới tính, BMI
MLCT là yếu tố đóng vai trò chủ yếu làm thay đổi MĐX trên bệnh nhân BTM; tuổi, giới tính, BMI là những yếu tố gây nhiễu chính.
MĐX tại CSTL không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với p > 0,05.
MĐX tại CXĐ có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với p < 0,005.
MĐX tại CSTL và CXĐ ở nữ giảm nhiều hơn so với nam với p < 0,005.
MĐX tại CSTL và CXĐ tương quan thuận với BMI. Khác biệt ghi nhận ở CSTL (p < 0,05).
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một số hạn chế trong nghiên cứu này, đó là:
Là nghiên cứu hồi cứu nên không tránh khỏi những nhược điểm mang tính bản chất của phương pháp hồi cứu.
Là nghiên cứu cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện, giá trị các biến số được lấy 1 lần nên chỉ có tính chất thời điểm, có thể phản ánh không thật đúng tình trạng bệnh lý khi phân loại gđ BTM, và có thể bị chi phối bởi các yếu tố ngẫu nhiên không thể kiểm soát được trong nghiên cứu quan sát. Vì vậy việc đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa MĐX với các biến số trên bệnh nhân BTM cũng có thể bị sai lệch.
Cỡ mẫu nhỏ, mất cân bằng về số lượng bệnh nhân giữa các nhóm (ví dụ như nhóm tuổi, giới) trong từng gđ BTM nên tính đại diện của kết quả nghiên cứu ít nhiều bị ảnh hưởng.
Nguồn tham chiếu Tscore được sử dụng cho các dòng máy đo MĐX bằng phương pháp đo DEXA là khó xác định và có lẽ không đồng nhất. Điều này có thể dẫn tới tình trạng chẩn đoán thiếu chính xác, tỉ lệ LX nhiều hơn thực tế và dẫn đến sự khác biệt đáng kể giữa các nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Bích Hương (2006), "Nghiên cứu chọn lựa công thức ước đoán độ thanh lọc creatinine thích hợp trong thực hành lâm sàng", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (1), tr. 90.
2. Hồ Phạm Thục Lan và các cộng sự. (2011), "Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu", Y học Tp.Hồ Chí Minh, 15 (2), tr. 150-159.
3. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2013), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Loãng xương", tr. 1- 21.
4. Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên (2007), Loãng xương, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa, Hội Loãng xương Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 13-197.
5. Nguyễn Văn Thanh (2009), Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Thủy, Đỗ Khánh Hỷ và Phạm Thắng (2010), "Nghiên cứu mật độ xương, tình trạng loãng xương và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân suy thận mạn, từ 50 tuổi trở lên", Nghiên cứu y học, 6(3), tr. 85-90.
7. Stavroulopoulos A, et al. (2008). "Presence of chronic kidney disease stages 3 and 4 in patients with low trauma fracture", Nephrol Dial Transplant, 23 (8): pp. 2710-2711.
8. Valkovsky I, et al. (2013). "Evaluation of biochemical markers and bone mineral density in patients with chronic kidney disease stage 5D at the start of hemodialysis treatment", Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub, 159 (1): pp. 93-99.
9. Myong JP, et al. (2013). "Relationship between bone mineral density and moderate to severe chronic kidney disease among general population in Korea", J Korean Med Sci, 28 (4): pp. 569-574.
10. KDIGO CKD Work Group (2013). "Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease", Kidney international Supplements, 3: pp. 1-150.
11. Rix M, et al. (1999). "Bone mineral density and biochemical markers of bone turnover in patients with predialysis chronic renal failure", Kidney Internatinal, 56 (3): pp. 1084-1093.
12. Moe S, et al. (2006). "Definition, evaluation, and classification of renal osteodystrophy: A position statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO)", Kidney International 69: pp. 1945-1953.
13. Ott SM and Elder G (2013). "Osteoporosis Associated with Chronic Kidney Disease", Osteoporosis 4E, VII (58): pp. 1387-1424.
14. Tseng T, Mu C and Hsu C (2014). "The correlation between renal function and bone mineral density", Minerva Urol Nefrol, 66 (3): pp. 153-156.