KHẢO SÁT TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG LIÊN QUAN DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2022 BẰNG CÔNG CỤ CCI

Nội dung

Tác giả: Lâm Vạn Phong*,Vương Thị Thanh Nhàn*, Chung Châu Mỹ*

*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế

TÓM TẮT

Mở đầu: Chế độ ăn uống là một trong những cách quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây. Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng cải thiện khả năng tiếp cận thông tin y tế là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe tổng thể của người dân. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn thực hành và đánh giá thiết kế tài liệu viết phù hợp. Mục đích của chúng tôi là đánh giá mức độ rõ ràng của các tài liệu truyền thông tại bệnh viện

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hai mươi tài liệu truyền thông đã được thu thập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Chúng tôi đã dùng CCI của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và chấm điểm các tài liệu thu thập được.

Kết quả: Điểm CCI trung bình là 33% và không có tài liệu nào đạt được 90% trở lên Các mục được đánh giá thấp là việc sử dụng nội dung trực quan có chú thích, đặt thông điệp chính ở phần trên cùng, giải thích những điều chưa biết, giải thích các con số bằng từ ngữ, giải thích bản chất của rủi ro và đề cập đến cả rủi ro và lợi ích.

Kết luận: Không có tài liệu nào đạt đủ điểm CCI. Các cải tiến nên tập trung vào việc sử dụng nội dung trực quan, viết tóm tắt và giải thích các con số. Nên thúc đẩy việc đánh giá và cải thiện thông tin y tế được sử dụng trong thực hành lâm sàng hàng ngày tại Việt Nam.

Từ khóa: Hiểu biết sức khỏe, thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, CCI Việt Nam

KẾT LUẬN

Các brochure trong nghiên cứu không đạt theo tiêu chí của CDC. Tuy vậy, đây là một cơ hội để tập huấn và đưa sự quan trọng trong thiết kế brochure để đẩy mạnh sự quan tâm của các nhân viên y tế về lĩnh vực truyền thông bằng tài liệu. Nên tập trung tập huấn các mục đạt điểm thấp trong bộ câu hỏi này, như câu số 4,9,10,18,19.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế. Công văn số 763/BYT-TT-KT. Hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2022. 2022 : 1-40
  2. https://www.cdc.gov/ccindex/index.html
  3. Goto, A., Lai, A. Y., Kumagai, A., Koizumi, S., Yoshida, K., Yamawaki, K., & Rudd, R. E. (2018). Collaborative Processes of Developing A Health Literacy Toolkit: A Case from Fukushima after the Nuclear Accident. Journal of health communication, 23(2), 200–206. https://doi.org/10.1080/10810730.2018.1423650
  4. Mani, N. S., Ottosen, T., Fratta, M., & Yu, F. (2021). A health literacy analysis of the consumer-oriented COVID-19 information produced by ten state health departments. Journal of the Medical Library Association : JMLA, 109(3), 422–431. https://doi.org/10.5195/jmla.2021.1165
  5. Porter, K. J., Alexander, R., Perzynski, K. M., Kruzliakova, N., & Zoellner, J. M. (2019). Using the Clear Communication Index to Improve Materials for a Behavioral Intervention. Health communication, 34(7), 782–788.
return to top