Khi bị mắc bệnh viêm thực quản, người bệnh thường thấy xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng sau:
Khó nuốt
Nuốt đau
Đau họng
Khàn tiếng
Nóng rát ngực
Trào ngược axit dịch vị
Đau ngực, thường bị đau nặng hơn khi ăn
Buồn nôn
Buồn nôn và nôn
Đau bụng
Chán ăn
Ho
Kém ăn, ăn không ngon miệng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.Đau ngực kéo dài hơn vài phút, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Cảm giác bị mắc nghẹn, khó nuốt
Không thể uống nước
Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư máu, u hạch bạch huyết lympho hay các bệnh miễn dịch khác.
Bị chứng thoát vị hoành (dạ dày chui qua lỗ cơ hoành)
Do tác động của việc hóa trị
Quá trình xạ trị thành ngực
Sau phẫu thuật vùng ngực
Ảnh hưởng của các thuốc chống thải ghép, thuốc aspirin và thuốc kháng viêm.
Do chứng nôn mạn tính
Bị béo phì cũng dễ gây viêm thực quản
Do sử dụng rượu và thuốc lá thường xuyên
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng bệnh viêm thực quản khi bạn đi khám chuyên khoa.
Bệnh viêm thực quản gây ra nhiều vấn đề khá nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh. Việc phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng để ngăn không cho các biến chứng xảy ra. Vậy, cách phòng bệnh viêm thực quản là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biết cách phòng bệnh viêm thực quản là cần thiết để ngăn các tác hại nghiêm trọng
Bệnh viêm thực quản là thực quản bị viêm ở lớp niêm mạc lót lòng thực quản – đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây khó khăn khi nuốt như nuốt khó, nuốt đau. Bên cạnh đó viêm thực quản còn khiến người bệnh cảm thấy đau ngực, gây loét, sẹo ở thực quản. Ở một số người bệnh, viêm thực quản có thể biến chứng thành bệnh Barrett thực quản. Đây chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư thực quản nguy hiểm.
– Hạn chế hoặc kiêng ăn uống các loại thực phẩm dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Những thực phẩm này có thể bao gồm rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị.
– Nếu bị béo phì nên giảm cân sớm. Người bị béo phì cần xin tư vấn từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Bên cạnh đó cần tập thể dục thường xuyên để giúp giảm cân và duy trì mức cân nặng ổn định, cần thiết.
– Cần loại bỏ thuốc lá ra khỏi sinh hoạt hàng ngày và tránh hít khói thuốc từ môi trường xung quanh.
– Nếu buộc phải dùng thuốc cần uống thuốc đúng cách. Cần uống thuốc với nhiều nước lọc. Không nên nằm ngay sau khi uống thuốc mà phải sau ít nhất 30 phút. Một số loại thuốc nếu dùng lâu có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản như thuốc chống viêm không steroid, một số thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, bệnh hen, bệnh dị ứng, thuốc an thần, giảm đau, kháng sinh… Chỉ nên dùng thuốc khi có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
– Hạn chế tối đa các thực phẩm gây dị ứng. Nếu đã từng bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì cần tránh không dùng lại. Đặc biệt không nên ăn các thực phẩm được nhận định dễ gây dị ứng cho mọi người. Nên cẩn thận xem xét các thành phần trong món ăn để tránh bị dị ứng. Có thể kể một số thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc ảnh hưởng xấu tới thực quản như: Thực phẩm có gia vị chua cay nóng, thực phẩm có tính axít.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh