ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc (TTT) là vấn đề hay gặp trên lâm sàng khi phải phối hợp nhiều thuốc để điều trị bệnh. TTT có thể làm tăng nguy cơ bệnh nhân gặp biến cố có hại do thuốc. TTT là nguyên nhân dẫn đến 21,7% biến cố có hại trong quá trình điều trị của bệnh nhân và tăng nguy cơ bệnh nhân phải nhập viện. Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng xác suất gặp tương tác thuốc là bệnh nhân dùng nhiều thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện đa khoa hạng I với số lượng bệnh nhân ngoại trú trung bình 1,500-2,000 mỗi ngày và số lượng hoạt chất thuốc sử dụng đường toàn thân trong danh mục thuốc lên đến 500-600 hoạt chất. Bệnh nhân ngoại trú qua quan sát thực tế được kê nhiều thuốc khác nhau và phần mềm phát hiện TTT tự động chèn ngay trong hệ thống kê đơn nội dung chưa hoàn thiện, trong khi nhân lực dược sĩ lâm sàng để duyệt đơn hàng ngày là hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành tập trung trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú được kê từ 5 thuốc trở lên với mục tiêu:
- Khảo sát tần suất và mức độ nghiêm trọng của TTT
- Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan TTT
- Xác định các cặp TTT mức độ nghiêm trọng và tần suất trên bệnh nhân ngoại trú dùng từ 5 thuốc trở lên điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
KẾT LUẬN
TTT xảy ra phổ biến trên bệnh nhân dùng từ 5 thuốc trở lên và có thể gây tác dụng có hại nghiêm trọng cho bệnh nhân. Cần có các biện pháp can thiệp có tính hệ thống để phòng và xử lý TTT tại bệnh viện trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Leone R, Magro L, Moretti U et al. (2010). Identifying adverse drug reactions associated with drug-drug interactions: data mining of a spontaneous reporting database in Italy.Drug Safety, 1;33(8):667-75.
- Hamilton RA, Briceland LL, Andritz MH (1998). Frequency of hospitalization after exposure to known drug-drug interactions in a Medicaid population.Pharmacotherapy, 18(5):1112-20.
- Aparasu R, Baer R, Aparasu A (2007). Clinically important potential drug-drug interactions in outpatient settings. Res Scoial Adm Pharm, 3(4):426-37.
- Ismail M, Noor S, Harram U et al. (2018). Potential drug-drug interactions in outpatient department of a tertiary care hospital in Pakistan: a cross-sectional study.BMC Health Serv Res, 18(1):762.
- Nguyễn Kim Chi và Nguyễn Minh Loan (2016). Khảo sát các tương tác thuốc thường gặp trong kê đơn tại các phòng khám nội bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang, 10: 138-45.
- Hoàng Vân Hà (2012). Nghiên cứu xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ. Đại học Dược Hà Nội.
- Nguyễn Thúy Hằng (2016). Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Đại học Dược Hà Nội.
- Gagne JJ, Maio V, Rabinowitz C (2008). Prevalence and predictors of potential drug-drug interactions in Regione Emilia-Romagna, Italy.J Clin Pharm Ther, 33(2):141-51.
- Nguyễn Thị Hoài (2017). Nghiên cứu xây dựng tương tác thuốc tại khoa thận, tiết niệu bệnh viện E. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.