✴️ Đau đầu mạn tính hàng ngày nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Nội dung

1. Những điều cần biết về đau đầu mạn tính hàng ngày 

1.1. Đau đầu mạn tính hàng ngày là gì?

Đây là tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, kéo dài từ trên 15 ngày đến 3 tháng. Cơn đau có thể không dữ dội nhưng âm ỉ, dai dẳng, khiến người bệnh khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Chứng đau đầu thường gây cảm giác rung động, phập phồng theo mạch đập, xuất hiện cảm giác đau nhói từ vừa đến nặng. Thông thường, các cơn đau đầu xảy ra ở những người có tiền sử đau nửa đầu.

Đau đầu là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người và có thể xảy ra hàng ngày.

 

1.2. Nguyên nhân gây đau đầu mạn tính hàng ngày

Đau đầu kinh niên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Gây mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung vào công việc. Nếu tìm ra nguyên nhân, bạn sẽ biết cách xử trí hoặc phòng ngừa hiệu quả. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi thăm khám, điều trị và làm theo chỉ định của bác sĩ. Suy nghĩ tích cực cũng giúp giảm stress, căng thẳng, tránh đau đầu kéo dài.      

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng đau đầu kéo dài :

– Do viêm: Vết mổ bị viêm loét, nhiễm trùng; do viêm khớp; chấn thương để lại; bệnh ung thư… dễ khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau đầu kinh niên.

– Do đột quỵ: Cơn đau đầu có thể xảy ra đối với bệnh nhân từng bị mắc chứng đột quỵ. Khi lưu lượng máu lên não bị cắt đứt, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy dẫn đến tình trạng các tế bào não chết. Điều này khiến người bệnh mất khả năng ghi nhớ – tập trung.

– Do hậu phẫu thuật: Các tế bào thần kinh thường bị tổn thương sau phẫu thuật nên dẫn đến cơn đau đầu dai dẳng.

– Do bệnh u não: Đau đầu được xem là dấu hiệu sớm của bệnh u não. Triệu chứng này thường kéo dài, âm ỉ, dai dẳng và có xu hướng tăng dần, đặc biệt là đau nhiều vào nửa đêm.

– Bệnh đau nửa đầu Migraine

– Rối loạn tiền đình và một số bệnh lý thần kinh khác

– Do tâm lý không thoải mái, thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là các triệu chứng của đau đầu mạn tính không thể xem nhẹ.

 

2. Đau đầu hàng ngày gây cản trở cuộc sống như thế nào?

Đau đầu mạn tính kéo dài sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được điều trị. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến và có nguy cơ cao phải cấp cứu mà bạn cần đặc biệt lưu ý:

– Cơn đau đầu dữ dội, đi kèm là gáy cứng

– Đau đầu, sốt cao, co giật hoặc ngất

– Đau mắt, đau tai kết hợp với đau đầu

– Nhức đầu dai dẳng, kéo dài trên 1 ngày

– Trẻ em đau đầu dai dẳng

– Những người có tiền sử đau đầu vận mạch, đi kèm những triệu chứng như tê chân tay, mờ mắt, ngất xỉu…

Ngoài ra, nhức đầu kinh niên còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sinh hoạt hàng ngày của bạn:

– Đau đầu có thể khiến bạn nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng 

– Có biểu hiện buồn nôn nhẹ

– Đỏ mắt

Nếu có những biểu hiện trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nhức đầu kinh niên vốn là căn bệnh liên quan đến sọ não và các tế bào thần kinh, nơi điều khiển mọi hoạt động của con người. Vì vậy bạn không nên coi thường các triệu chứng của bệnh này. 

Khi trẻ có biểu hiện đau đầu dai dẳng ba mẹ cần hết sức lưu ý.

 

3. Mẹo phòng tránh bệnh đau đầu mạn tính tái phát

3.1 Thay đổi lối sống

Đau đầu là chứng bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi và ở bất cứ trường hợp nào. Vì vậy, mỗi người cần chủ động tự chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa và phòng tránh bệnh đau đầu mạn tính tái phát:

– Suy nghĩ tích cực: Cố gắng lạc quan, giảm cường độ công việc, tránh suy nghĩ quá nhiều.

– Ngủ đủ giấc: Trung bình mỗi người nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Nếu bị rối loạn giấc ngủ, cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay. Như vậy sẽ giúp đảm bảo giấc ngủ mỗi đêm của bạn và tránh những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe.

– Chế độ ăn, uống lành mạnh: Nên đảm bảo ăn đúng bữa, không nên bỏ bữa ăn sáng. Ăn vừa phải, không ăn quá no. Nên ăn nhiều các đồ ăn có lợi cho sức khỏe bổ sung vitamin C như rau xanh,… Tránh các thực phẩm, đồ uống không lành mạnh có chứa caffeine hoặc các chất kích thích.

– Thường xuyên tập luyện: Tập thể dục sẽ giúp nâng cao thể chất và tinh thần, cải thiện sức khỏe.

– Bổ sung vitamin hoặc khoáng chất: Điều này rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trí não.

– Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý

Những biện pháp này chỉ có ý nghĩa hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Bạn nên thăm khám sớm tại các chuyên khoa nội thần kinh để kiểm soát cơn đau đầu của mình.

 

3.2 Vai trò của thăm khám tại chuyên khoa thần kinh

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh giúp tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tình trạng đau đầu kéo dài. Từ đó có biện pháp điều trị, điều chỉnh sao cho hiệu quả. Bởi vậy, khi có các biểu hiện của bệnh, bạn nên đi khám ngay.

Bên cạnh đó, nên đi khám định kỳ để tầm soát các bệnh lý thần kinh, não bộ, Thời gian nên là ít nhất 6 tháng đến 1 năm/lần. Như vậy, bạn có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý, điều trị kịp thời, tránh để lâu biến gây chứng nguy hiểm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top