KHẢO SÁT TỶ LỆ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TỪ THÁNG 04/2019 ĐẾN THÁNG 08/2019

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là loại viêm phổi mắc phải trong bệnh viện thường gặp nhất tại khoa ICU trên khắp Thế Giới. Tại Mỹ (2010) , tỷ suất mới mắc VPLQTM trong khoảng 0.0- 5.8 trường hợp/ 1000 ngày thông khí. Tỷ lệ chết thô của VPLQTM dao động từ 20%-50%.

Tại Việt Nam, VPLQTM chiếm tỷ lệ khá cao dao động tùy bệnh viện. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2004 – 2010, tỉ lệ VPLQTM tại bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác là 21,3% - 64,8%. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện có tỷ lệ đa kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh chóng gây khó khăn trong điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong do VPLQTM.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một trong số các bệnh viện hạng I có đơn vị ICU mạnh, tập trung tiếp nhận các bệnh nhân nặng cần thở máy nên việc khảo sát tỷ lệ và phổ vi khuẩn gây VPLQTM rất cần thiết.

KẾT LUẬN

  • Tỷ suất mới mắc VPLQTM tại khoa ICU, bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 04 – 08/2019 là 8,235 người/ 1000 ngày thông khí.
  • Phổ vi khuẩn gây VPLQTM tại khoa ICU, bệnh viện Nguyễn Tri Phương là Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus coagulase negative. Trong đó, Acinetobacter baumannii là chiếm tỷ lệ cao nhất (42,86%) và đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh trừ Colistin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bonell A, Azarrafiy R, Huong VTL, et al. A Systematic Review and Meta-analysis of Ventilator-associated Pneumonia in Adults in Asia: An Analysis of National Income Level on Incidence and Etiology. Clin Infect Dis. 2019;68(3):511–518. doi:10.1093/cid/ciy543.
  2. Javis WR (2014), Bennett & Brachman's Hospital Infections 6th, Wolters Kluwer, pp.485-498.
  3. John J, Thomas SM, Mathai AS, Rajkumar A(2018)," A Prospective Study on Incidence and Microbiological Profile of Ventilator Associated Pneumonia in the Intensive Care Unit of A Tertiary Care Centre.", International Journal of Contemporary Medical Research, Vol 4(9), pp.2454-7379.
  4. Nguyễn Gia Bình, Ngô Quý Châu (2017), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội, tr.21-24, 28-37
  5. Võ Hữu Ngoan (2013), "Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt Bệnh Viện Chợ Rẫy", Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 17(1), tr.213-219
  6. Vũ Quỳnh Nga (2013), "Đặc điểm nhiễm khuẩn Acinetobacter baumannii ở bệnh nhân viêm phổi thở máy tại Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17(1), tr.197-203.

 

return to top