NHẬN XÉT SƠ BỘ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

       Trong những năm qua, Bộ Y tế đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của Dược lâm sàng nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí y tế, giảm chi phí cho người bệnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống. Đây cũng là động lực cho sự phát triển của Dược lâm sàng bệnh viện trên khắp cả nước và trở thành một trong những tiêu chí nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mà bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang hướng tới. Nhằm “Nhận xét sơ bộ bước đầu triển khai công tác Dược lâm sàng tại khoa Ngoại Thần Kinh” sau hơn 1 năm triển khai, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:

1/ Đánh giá các báo cáo hoạt động Dược lâm sàng được thực hiện tại khoa Ngoại thần kinh.

2/ Đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động dược lâm sàng thông qua phiếu phỏng vấn nhân viên y tế tại khoa Ngoại thần kinh.

        Từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác Dược lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

KẾT LUẬN

     Có thể nhận thấy việc triển khai công tác Dược lâm sàng tại khoa Ngoại thần kinh đã đạt dược những thành công nhất định: các hoạt động Dược lâm sàng cơ bản được triển khai đầy đủ và nhận được sự công nhận cũng như phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo và nhân viên khoa Ngoại thần kinh, 100% phiếu phỏng vấn đồng ý nên tiếp tục duy trì hoạt động Dược lâm sàng tại khoa. Từ kết quả thu thập được, có 3 đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Dược lâm sàng tại khoa Ngoại thần kinh nói riêng và bệnh viện nói chung:

  1. Dược sĩ lâm sàng cần có thời gian hoạt động ở khoa thường xuyên hơn để học hỏi kiến thức chuyên ngành cũng như việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn.
  2. Đội ngũ Dược sĩ lâm sàng hiện tại cần được tạo điều kiện học tập bổ sung kiến thức chuyên ngành nhiều hơn cũng như đào tạo thêm về các kỹ năng mềm.

Nghiên cứu hiện chỉ mới đánh giá về thái độ của nhân viên y tế đối với việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại khoa, nếu có điều kiện tiếp tục đề tài, chúng tôi sẽ hướng mục tiêu nghiên cứu tập trung vào vấn đề kinh tế y tế dưới sự tác động của Dược lâm sàng.    

           

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2012), Thông tư 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện.
  2. Bộ Y tế (2013), Quyết định 1088/QĐ-BYT về ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám chữa bệnh.
  3. Peter J. Kaboli, MD, MSAngela B. Hoth, PharmDBrad J. McClimon, MD, PharmDet al (2006). “Clinical Pharmacists and Inpatient Medical Care, a systematic review”,  Arch Intern Med. 2006; 166(9): 955-964. doi: 10.1001/ archinte.166.9.955.

 

return to top