TỶ LỆ TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT MỘNG THỊT NGUYÊN PHÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP KẾT MẠC HAI VẠT XOAY TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Nguyễn Thị Hiên1, Trần Nguyên Hùng Hoàng1

1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương        

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh mộng thịt thường  phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng mặt trời (tia UV), nhiều gió bụi và thường ở độ tuổi lao động .Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, người lao động trong các ngành nghề nông, lâm , ngư  nghiệp thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời  còn khá cao (46,3 % năm 2014 ,giảm còn 35,3% năm 2019) . Do vậy  mộng thịt cũng bệnh mắt khá phổ biến ở Việt nam. Mộng thịt làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác, ảnh hưởng sinh hoạt thẩm mỹ của người bệnh. Theo thống của Viện mắt Trung Ương năm 1996 tỷ lệ mộng thịt chiếm 5,24% trong tổng dân số điều tra. Hiện nay tỷ lệ mộng thịt từ 5% - 18%.

Mộng thịt một khối liên kết tăng sinh hình tam giác phát triển đỉnh luôn hướng về phía giác mạc. Bệnh thường gặp vùng khe mi góc trong, có một tỷ lệ nhỏ ở góc ngoài của mắt. Bệnh thể tiến triển chậm trong nhiều năm hoặc cũng thể tiến triển rất nhanh, xâm lấn qua vùng rìa giác mạc tiến vào vùng trung tâm giác mạc làm giảm thị lực. Phần mộng thịt nhô lên có thể làm phá hủy màng phim nước mắt gây cảm giác kích thích, xốn cộm, chảy nước mắt sống và tổn thương biểu giác mạc. Trên lâm sàng mộng thịt được phân thành 4 độ mộng (từ độ I đến IV) với 3 hình thái mộng thịt (thân mộng dày, thân mộng trung gian và thân mộng mỏng). Phẫu thuật điều trị mộng thịt khi độ mộng thịt từ độ 2 trở lên.

Trên thế giới và Việt Nam đã nhiều phương pháp điều trị mộng thịt như điều trị như phương pháp cắt mộng để trần củng mạc, vùi đầu mộng thì tỷ lệ tái phát rất cao, từ 30,8–80%. Cắt mộng ghép kết mạc tự thân, ghép màng ối có hoặc không có áp Mitomycin-C. Những phương pháp trên đem lại nhiều ưu điểm là hạn chế tái phát tuy nhiên  nhưng vẫn còn nhiền hạn chế như  gây biến chứng viêm xơ cứng hoại tử, thải trừ mảnh ghép, tỷ lệ tái phát vẫn còn từ khoảng 5%- 10%. Gần đây kỹ thuật “cắt bỏ mộng thịt ghép kết mạc rộng cải tiến (PERFECT)” đã được báo cáo tỷ lệ tái phát mộng thịt rất thấp < 5%  tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp, cần phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm do vậy ít được phổ biến rộng rãi. Hay là phẫu thuật mộng thịt có dùng keo Fibrin cũng mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát thấp < 10%, tuy nhiên giá thành khá cao, khó thực hiện phổ biến rộng rãi. Điều này thôi thúc các nhà nhãn khoa tìm kiếm ra nhiều phương pháp khác nhau để hạn chế tỷ lệ tái phát và dễ thực hiện, chi phí thấp.

Phương pháp cắt mộng ghép kết mạc 2 vạt xoay có nhiều ưu điểm như kỹ thuật mổ tương đối đơn giản, phục hồi được cấu trúc giải phẫu bình thường, 2 vạt xoay được khâu kín và tạo hàng rào ngăn cản sự tái phát của mộng thịt. Với phương pháp này, 2 mảnh ghép xoay có cuống rộng, đảm bảo sự lành vết mổ tốt, đảm bảo chức năng che kín củng mạc và các cơ vận nhãn, phòng ngừa biến chứng hoại tử mảnh ghép, hoại tử thượng củng mạc. Quan trọng nhất là giảm được tỷ lệ tái phát sau mổ và đem lại thẩm mỹ cho người bệnh.

Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương chúng tôi đã tiến hành kỹ thuật cắt mộng ghép kết mạc 2 vạt xoay và đã báo cáo đề tài Đánh giá hiệu quả bước đầu phẫu thuật  mộng thịt nguyên phát bằng phương pháp ghép kết mạc hai vạt xoay tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2020  bước đầu đã ghi nhận hiệu quả tích cực. Chúng tôi tiếp tục theo dõi sau phẫu thuật và báo cáo đề tài năm 2021 với tên đề tài “Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật mộng thịt nguyên phát bằng phương pháp ghép kết mạc hai vạt xoay tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương”.

KẾT LUẬN

         Thời gian theo dõi sau phẫu thuật từ tháng 12/2019 đến hết tháng 10/2021. Tổng số mắt đã phẫu thuật theo phương pháp ghép kết mạc hai vạt xoay là 43 mắt. Thời gian theo dõi tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Trong đó có 43 mắt được theo dõi đủ 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật nhưng theo dõi sau 1 năm chỉ còn 39 mắt được đánh giá lại. Do vậy chỉ có 39 mắt thỏa mãn điều kiện chọn mẫu, rút ra những kết luận sau:

   Tỷ lệ mộng thịt ở Nam 46,2% và Nữ 53,8% .Tỷ lệ bị mộng thịt gặp nhiều ở tuổi dưới 65 tuổi  (74,4 %). Mộng thịt độ III chiếm tỷ lệ cao (84,61%). Hình thái mộng chủ yếu là trung gian chiếm (6,41 %).Tỷ lệ mộng thịt tái phát trên lâm sàng là 2 case chiếm 5,13%.Không ghi nhận trường hợp nào tăng nhãn áp, ghi nhận 01 trường hợp có u hạt kết mạc chiếm 2,56%.Có ghi nhận sự ảnh hưởng của hình thái mộng thịt ban đầu đến sự tái phát mộng thịt sau phẫu thuật, chưa ghi nhận sự ảnh hưởng của tuổi đến sự tái phát mộng thịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chui J, Di Girolamo N, Wakefield D, Coroneo MT(2008). The pathogenesis of pterygium: current concepts and their therapeutic implications. Ocul Surf ;6(1):24–43. doi: 10.1016/S1542-0124(12)70103-9.
  2. Bộ môn mắt trường Đại học Y Dược Hà Nội (2005) Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 83-91.
  3. Alpay A, Ugurbas SH, Erdogan B (2009). “Comparing techniques for pterygium surgery”. Clin Ophthalmol, 3: 69 – 74.
  4. Bộ môn mắt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2010) Nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr. 74-83, 390-400.
  5. Allan Sebban, MB BS ( Hosn), Law rence W. Hirst, MD, FRACO ( 1991).”Pterygium recurrence rate at the Princess Alexandra Hospital”.
  6. Tan DT, Chee SP, Dear KB, Lim AS. Effect of pterygium morphology on pterygium recurrence in a controlled trial comparing conjunctival autografting with bare sclera excision. Arch Ophthalmol. 1997;115(10):1235–1240. doi: 10.1001/archopht.1997.01100160405001.
  7. Burato L, Phillips RL, Carito G (2000). “Pterygium Surgery”. Slack: 3 – 4, 7 – 9, 11, 15, 17, 27 – 28, 33 – 34, 37 – 42, 43 – 45, 85 – 88, 73 – 75
  8. Martins TG, Costa AL, Alves MR, Chammas R, Schor P. Mitomycin C in pterygium treatment. Int J Ophthalmol. 2016;9(3):465–8.
  9. Lê Công Đức (2016), Đánh giá hiệu quả phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp ghép kết mạc rời tự thân tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh.
  10. Kim SH, Oh JH, Do JR, Chuck RS, Park CY. A comparison of anchored conjunctival rotation flap and conjunctival autograft techniques in pterygium surgery. Cornea. 2013;32(12):1578–81
  11. Hirst LW. Recurrence and complications after 1000 surgeries using pterygium extended removal followed by extended conjunctival transplant. Ophthalmology. 2012;119(11):2205–10.
  12. Cornelius CR. Recurrence rate and complications of Pterygium extended removal followed by extended Conjunctival transplant. Cornea. 2017;36:101-3.
  13. Nguyễn Văn Lành (2016), đánh giá hiệu quả phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân mảng rộng cải tiến.
  14. Nguyễn Hoàng Thụy Khanh ( 2012), đánh giá hiệu quả keo Fibrin trong phẫu thuật điều trị mộng nguyên phát. Y học Tp.Hồ Chí Minh , tập 16, phụ bản của số 1 - 2012.
  15. Dong Ju Kim (2017). “ Low recurrence rate of anchored conjunctival rotation flap technique in pterygium surgery”
  16. Võ Ngọc Lợi (2019), kết quả bước đầu điều trị mộng thịt nguyên phát bằng phương pháp cắt mộng ghép xoay kết mạc tại bệnh viện mắt bà rịa- vũng tàu, kỷ yếu Nhãn khoa VOS 2019, tr.145.
  17. Han SB, Jeon HS, Kim M, Lee SJ, Yang HK, Hwang JM, Kim KG, Hyon JY, Wee WR. Risk factors for recurrence after Pterygium surgery: an image analysis study. Cornea. 2016;35(8):1097–103

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top