✴️ TỶ LỆ THUYÊN TẮC PHỔI Ở BỆNH NHÂN SAU MỔ CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ THUYÊN TẮC PHỔI CAO THEO THANG ĐIỂM WELLS TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Huỳnh Thanh Long1, Ngô Minh Hiếu1, Nguyễn Mạnh Khiêm1,

Lê Trọng Thiên1, Nguyễn Ngọc Nghị1, Trần Thị Bích Loan1, Trần Hạnh1  

1BV Nguyễn Tri Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuyên tắc động mạch phổi, hay Thuyên tắc phổi (TTP) (Pulmonary embolism – PE) là tình trạng tắc động mạch phổi hoặc một trong các nhánh của nó do các cục máu đông từ các tĩnh mạch di chuyển đến. Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), TTP là 1 trong 3 nguyên nhân tử vong tim mạch hàng đầu, sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đồng thời là biến chứng sau mổ gặp trên những bệnh nhân có thời gian nằm viện hậu phẫu dài ngày. Nguy cơ bị huyết khối sau phẫu thuật vẫn có thể xảy ra 12 tuần sau phẫu thuật, kể cả ở những thủ thuật nhỏ ít xâm lấn.

Mỗi ngày bệnh viện Nguyễn Tri Phương thực hiện các ca phẫu thuật lớn nhỏ cho khoảng trên 80 trường hợp (TH). Các bệnh nhân sau mổ đại phẫu thường có thời gian hậu phẫu dài ngày, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân mổ cấp cứu hoặc bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh lý nền nội khoa kèm theo, có nguy cơ bị TTP.

Chẩn đoán TTP dễ nhầm với các bệnh khác, lâm sàng thường bị bỏ qua. Thang điểm Wells trong chẩn đoán TTP tương đối dễ dàng áp dụng trên lâm sàng, độ đặc hiệu khá cao 90% nhưng chưa đủ để chẩn đoán xác định TTP mà cần kết hợp chụp CT động mạch phổi. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phát hiện sớm và dự phòng TTP cho các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao có TTP sau mổ theo thang điểm Wells tại các khoa Ngoại và khoa Hồi sức tích cực, đồng thời nâng cao chất lượng điều trị và an toàn cho người bệnh.

KẾT LUẬN

       TTP không còn là bệnh quá hiếm ở bệnh viện đa khoa. Tỷ lệ Thuyên tắc phổi trên các bệnh nhân sau mổ thuộc nhóm nguy cơ cao (≥ 7 điểm) theo thang điểm Wells 3 cấp độ (ESC 2019) là 46,3%.

       Triệu chứng lâm sàng nổi bật là khó thở, thở nhanh, đau ngực.

       Các bệnh nhân sau mổ thuộc nhóm nguy cơ cao (≥ 7 điểm) có các yếu tố như nằm bất động ≥ 5 ngày sau mổ, tiền căn tăng huyết áp, mổ cấp cứu và tình trạng nhiễm trùng có tỷ lệ TTP cao hơn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Konstantinides S, Torbicki A, Agnelli G, Danchin N et al (2014). "2014 ESC Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism: The Task Force for the Diagnosis and Management of Acute Pulmonary Embolism of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by the European Respiratory Society (ERS)". Eur Heart J, 35(43):3033-69, 3069a-3069k
  2. Lê Thượng Vũ (2012). “Giá trị của các thang dự đoán xác suất mắc tiền test trong chẩn đoán thuyên tắc phổi”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1):71 - 77.
  3. Hansson PO, Welin L, Tibblin G, Eriksson H (1997). “Deep Vein Thrombosis and pulmonary embolism in the general population”. Arch Intern Med, 157: 1665-1670.
  4. Dalen JE (2002). “Pulmonary embolism: what have we learned since Virchow? Natural history, pathophysiology, and diagnosis”. Chest, 122:1440–1456.
  5. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Thụy (2009). "Báo cáo loạt ca lâm sàng thuyên tắc phổi do huyết khối được chẩn đoán tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định". Y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (6):103 - 111.
  6. Anderson FA, Spender FA (2003) Risk factors for venous thromboembolism Circulation; 107 (23 suppl. 1): I 9-16.
  7. McHugh KB, Visani L, DeRosa M, Covezzoliet A et al (2002). “Gender comparisons in pulmonary embolism (results from the International Cooperative Pulmonary Embolism Registry [ICOPER])”. Am J Cardiol, 89 (5): 616-9.
  8. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thế Dũng và cs. (2019). " Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại bệnh viện Đai học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 23 (2): 208-213.
  9. Huỳnh Văn Bình, Đinh Hữu Hào, Nguyễn Thị Thanh (2016). "Đặc điểm thuyên tắc phổi tại hồi sức ngoại". Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (3): 90-97.
  10. Lê Thượng Vũ, Đặng Vạn Phước (2005). "Ứng dụng chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (CT scan xoắn ốc) vào chẩn đoán thuyên tắc phổi". Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (3): 90-97.
  11. Miniati M, Prediletto R, Formichi B, Marini C, et al (1999). “Accuracy of clinical assessment in the diagnosis of pulmonary embolism”. Am J Respir Crit Care Med, 159:864–871.
  12. Nguyễn Văn Tân (2018). "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cao tuổi thuyên tắc phổi tại bệnh viện Thống Nhất". Y học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1): 224-230.
  13. Moser KM, Fedullo PF, Littejohn JK, Crawford R (1994). Frequent asymptomatic pulmonary embolism in patients with deep venous thrombosis. JAMA; 271:223–225
  14. Lê Thượng Vũ, Đặng Vạn Phước (2006). "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 22 trường hợp thuyên tắc phổi chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy". Y học TP. Hồ Chí Minh, 10 (1): 32-38.
  15. Menaker J, Stein DM & Scalea TM (2007). "Incidence of early pulmonary embolism after injury". J Trauma, 63 (3), 620-624.
  16. Huỳnh Văn Bình, Đinh Hữu Hào, Đinh Nam Hải (2016). "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại Hồi sức Ngoại, bệnh viện Nhân Dân Gia Định ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (6): 183-190.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/facebook-icon.png  facebook.com/BVNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/icon%20chung/YouTube-icon.png  youtube.com/bvntp

return to top